TCTC ky 1 thang 12 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
19
Tình hình triển khai thí điểm tự chủ giáo dục đại học
Trước xu thế đổi mới, Đảng và Chính phủ đã
ban hành nhiều chính sách phát triển GDĐH theo
hướng nâng cao chất lượng, trao quyền tự chủ,
giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Từ chỗ toàn
bộ hệ thống GDĐH Việt Nam được xem như một
trường đại học lớn, chịu sự quản lý của Nhà nước
về mọi mặt, các trường đại học đã dần được trao
quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp luật
và chính sách như: Luật Giáo dục được Quốc hội
khoá XI thông qua ngày 14/6/2005 (Luật số 38/2005/
QH11) ghi nhận cụ thể về quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của các cơ sở GDĐH Việt Nam. Cùng
thời điểm đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản
và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Trong đó, khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn
thiện chính sách phát triển GDĐH theo hướng bảo
đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở
GDĐH, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám
sát, đánh giá của xã hội đối với GDĐH.
Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung ban hành ngày
18/6/2012 đã tái khẳng định quyền tự chủ của các
cơ sở GDĐH tại Việt Nam. Đặc biệt, nhằm cụ thể
hoá các nội dung về quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của trường đại học trong khung khổ pháp
lý được quy định các bộ luật hiện hành, đồng thời
để thúc đẩy hoạt động tự chủ đại học tại Việt Nam,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP ngày
24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối
với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017.
Nghị quyết 77/NQ-CP đã quy định rất rõ quyền
tự chủ của các cơ sở GDĐH như: (i) Tự chủ về đào
tạo và nghiên cứu khoa học (một số học giả còn gọi
là tự chủ về học thuật); (ii) Tự chủ về tổ chức bộ
máy, nhân sự; (iii) Tự chủ về tài chính. Nói chung,
tư tưởng nhất quán được thể hiện ở Nghị quyết 77/
NQ-CP là đã tạo cơ chế mở cho các trường đại học
công lập khỏi các quy định cứng nhắc, tập trung,
hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm
bảo cho trường hoạt động theo cơ chế thị trường có
sự can thiệp nhất định của Nhà nước.
Mặc dù, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã cố gắng
tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực thi quyền tự
chủ của các cơ sở GDĐH nhưng thực tế cho thấy,
quyền tự chủ vẫn chưa thật sự phát huy được hết
tác dụng, vì tính chất thí điểm cũng như sự thiếu
nhất quán, đồng bộ trong các chủ trương chính sách
của Nhà nước… Kết quả thí điểm cho thấy phần nào
những tồn tại trên:
Thứ nhất, về tự chủ về đào tạo và nghiên cứu khoa
học:
Số liệu thống kê và báo cáo của các trường cho
thấy bức tranh tươi sáng về mở ngành và chương
trình đào tạo kể từ khi tự chủ. Số ngành/chương
trình đào tạo mới (bao gồm cả mở các ngành,
chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và
chương trình liên kết quốc tế) được mở ở nhiều bậc
học, tùy thuộc vào năng lực và định hướng phát
triển của mỗi trường. Các trường mở nhiều ngành
mới đa phần là các trường có thời gian tự chủ trên
1 năm. Điển hình như: Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh là trường mở nhiều ngành/chương trình
liên kết đào tạo sau tự chủ nhất với 39 ngành (bao
gồm cả các chương trình tiên tiến, chất lượng cao);
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã bổ sung
thêm 25 chương trình/ngành đào tạo chỉ trong 2
năm; Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí
Minh thêm 16 chương trình/ngành đào tạo; Đại
học Tôn Đức Thắng mở được 13 và Đại học Ngoại
thương mở thêm 11 ngành/chương trình đào tạo
trong đó có 5 chương trình hợp tác quốc tế... Việc
mở mới các ngành ở các trường được xem là cách
thức nhà trường đáp ứng nhu cầu xã hội trong
quá trình đào tạo.
Quy mô tuyển sinh của các trường có xu hướng
giảm xuống sau khi tự chủ. Có tới 5/11 trường tự
chủ giảm quy mô sinh viên so với giai đoạn trước
tự chủ, trong đó giảm nhiều nhất là Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại
học Tài chính Marketing và Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) Thay đổi
nhu cầu lao động xã hội và thay đổi nhận thức của
người dân; (ii) Số lượng các trường đại học tăng
lên, việc “đỗ đại học” không còn quá danh giá và
việc sở hữu một tấm bằng đại học cũng không thể
thay thế cho kiến thức và kinh nghiệm làm việc;
(iii) Học phí của các trường tự chủ có sự khác biệt
và thường cao hơn so với mặt bằng chung khiến
người học cân nhắc nhiều hơn khi chọn trường;
(iv) Quy mô sinh viên chính quy của các trường đại
học bị giới hạn ở 15.000 sinh viên theo quy định lại
Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT.
Trong bối cảnh quy mô tuyển sinh giảm, nhiều
trường tự chủ đã nhanh chóng thích ứng, thay đổi
một số định hướng đào tạo ở các hệ khác nhau.
Một số trường tự chủ đã có định hướng phát triển
nghiên cứu khoa học rõ ràng, các nghiên cứu có tính
ứng dụng cao và kinh phí phân bổ cho hoạt động
này lớn. Một số trường xem phát triển khoa học –
công nghệ là mũi nhọn để tạo ra nguồn thu cho hoạt
động của trường. Nhờ đó, số đề tài khoa học công
nghệ được phê duyệt từ 2013-2016 nhìn chung đã
tăng lên. Tổng số đề tài trung bình hàng năm trên
500 đề tài, trong đó chủ yếu là đề tài cấp trường và
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...114
Powered by FlippingBook