84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ
và trích lập dự phòng rủi ro, giúp đáp ứng tốt hơn
đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập
dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/
TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan
trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để
tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo
tiêu chuẩn quốc tế (Basel II).
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV
đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một
bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo
lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II
(theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo
đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín
dụng được chia thành 3 nhóm: Khách hàng doanh
nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế
tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng
khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi.
Ngoài ra, BIDV hiện đang sử dụng kết quả
chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu
để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ
phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác
định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối
với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh
có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau.
Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng
tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách
hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng
của khách hàng đó.
Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Xây dựng môi trường RRTD thích hợp và quy
trình cấp tín dụng lành mạnh: Những năm qua,
BIDV đã xây dựng hệ thống chế độ, chính sách tín
dụng khá đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất
của các phòng, ban nghiệp vụ và sự tham mưu của
các đơn vị, chuyên gia tư vấn, được phê duyệt bởi
Ban lãnh đạo và HĐQT.
Định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển
tín dụng được thể hiện cụ thể trong Chiến lược phát
triển BIDV đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
và kế hoạch tín dụng hàng năm được HĐQT thông
qua. Chính sách tín dụng được ban hành đồng bộ,
bao gồm Quy định cấp giới hạn tín dụng; Quy trình
cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và
khách hàng cá nhân; Quy chế Hội đồng tín dụng;
Quy định bảo đảm tiền vay; Quy định phân loại nợ
và trích lập dự phòng…
Cùng với các chính sách, quy định tín dụng được
ban hành là các văn bản hướng dẫn được cập nhật
đầy đủ và liên tục trên cẩm nang tín dụng nội bộ
ngân hàng để các cán bộ tại chi nhánh và trụ sở
chính có thể dễ dàng truy cập, tìm hiểu, trao đổi,
bàn luận, được hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc,
từ đó áp dụng các chính sách tín dụng vào thực tế
hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị một cách chính xác
và hiệu quả. Ngoài những quy định khung tín dụng,
BIDV còn thường xuyên ban hành các văn bản chỉ
đạo hoạt động tín dụng, cảnh báo RRTD trong từng
thời kỳ để kịp thời định hướng hoạt động tín dụng
của toàn hệ thống trong một số trường hợp có biến
động thị trường bất lợi hoặc phát hiện những yếu tố
rủi ro cần cảnh báo.
Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của BIDV cho
đến nay đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt
chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng
cũng như cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Theo đó, các
Bảng 3: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại BIDV
Tiêu chí
ĐVT
2013
2014
2015
2016
Số dư dự phòng RRTD đầu kỳ
Tỷ đồng
5.915
6.145
6.623
7.517
Số dự phòng trích lập trong kỳ
Tỷ đồng
6.663
6.977
5.007
4.937
Số dự phòng sử dụng để XLRR
Tỷ đồng
4.771
4.310
3.907
2.547
Số dư dự phòng RRTD cuối kỳ
Tỷ đồng
6.145
6.623
7.517
10.064
Tổng dư nợ
Tỷ đồng
391.635
445.693
598.434
723.697
Tỷ lệ trích lập dự phòng
%
1,57
1,49
1,26
1,39
Tỷ lệ XLRR/tổng dư nợ
%
0,1
0,9
0,6
0,4
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV các năm 2013 - 2016
Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng dư nợ của BIDV. Từ năm 2013 đến
năm 2016, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn đều được duy
trì ở mức trên 90% trên tổng dư nợ của BIDV.