TCTC ky 1 thang 12 - page 89

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
91
của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm (Anthony A
Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.Kaplan & S.Mark
Young, 2001). Như vậy, với mỗi quan điểm của các
nhà khoa học, kế toán trách nhiệm được nhìn nhận
khai thác ở các khía cạnh khác nhau. Song sự khác
nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng bổ
trợ cho nhau tạo một cái nhìn toàn diện về kế toán
trách nhiệm.
Theo quan điểm của tác giả, kế toán trách nhiệm
là một bộ phận của kế toán quản trị, là công cụ đo
lường, kiểm soát và đánh giá hoạt động của những
bộ phận liên quan đến doanh thu, chi phí, đầu tư và
lợi nhuận mà mỗi bộ phận đó có quyền kiểm soát và
chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Nội dung
chính của kế toán trách nhiệm, gồm:
- Hình thành các trung tâm trách nhiệm:
Gồm có 4
trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm
doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu
tư. Trong đó, các trung tâm có quyền điều hành và
chịu trách nhiệm sự phát sinh trong phạm vi trung
tâm quản lý. Riêng trung tâm lợi nhuận có trách
nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh. Trung
tâm đầu tư chịu trách nhiệm và có quyền điều hành
về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của trung tâm còn
có quyền và trách nhiệm với vốn đầu tư, khả năng
huy động các nguồn tài trợ.
- Tổ chức báo cáo:
Các trung tâm trách nhiệm từ cấp
quản lý thấp nhất phải lập báo cáo kết quả để trình lên
cấp quản lý cao hơn, trên cơ sở đó cấp quản lý ở trên có
cơ sở kiểm soát hoạt động các trung tâm trách nhiệm
cấp dưới. Thường báo cáo thành quả ở các trung tâm
trách nhiệm là về phương diện tài chính.
- Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm:
Các
chỉ tiêu đánh giá thường là các chỉ tiêu tài chính
như: Tổng chi phí, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tổng
doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận
chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch, số dư bộ
phận, tỷ suất doanh thu trên chi phí, tỷ suất hoàn
vốn đầu tư (ROI), lãi thặng dư (RI)…
Trong khi đó, Bảng điểm cân bằng (BSC) là
phương pháp quản lý hiện đại dựa trên mục tiêu.
Theo đó, định hướng phát triển của DN được thể
hiện bằng các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu được DN tổ chức
xây dựng một cách hài hòa, cân đối dựa trên các ưu
tiên quan trọng của DN. BSC giúp định hướng hành
vi của toàn bộ hệ thống trong DN, giúp các bộ phận
trong DN cùng hướng tới mục tiêu chung và làm cơ
sở để quản lý, đánh giá công việc. BSC được khai
thác để truyền đạt các mục tiêu liên kết nhau do DN
đề ra, vừa đánh giá quá khứ vừa đánh giá các triển
vọng của DN. Các phương diện chính của BSC gồm:
Triển vọng tài chính, triển vọng về khách hàng, triển
vọng về quy trình nội bộ, triển vọng học hỏi và phát
triển. Các triển vọng này có mối quan hệ mật thiết,
chặt chẽ với nhau.
BSC về các chỉ tiêu xác định và đánh giá thành
quả của DN xuất phát từ nền tảng kinh nghiệm và
tăng trưởng, trong đó có nhân tố con người và cơ
cấu tổ chức DN. Điều này cho thấy, nó sẽ chi phối
đến các trung tâm trách nhiệm từ việc phân quyền
các cá nhân, bộ phận hoạt động đến việc đánh giá
trách nhiệm quản lý bộ phận đó. Vì vậy, BSC có mối
quan hệ chặt chẽ với các trung tâm trách nhiệm qua
các nội dung:
- Phân cấp quản lý:
Theo quan điểm đánh giá về
BSC, việc phân phối các chỉ tiêu, mục tiêu được giàn
trải qua ba cấp độ gồm: Cấp DN; cấp đơn vị kinh
doanh và đơn vị hỗ trợ kinh doanh và cấp nhóm
nhân viên và các cá nhân.
- Quy trình đánh giá thành quả kinh doanh:
Việc đánh
giá thành quả kinh doanh dựa trên BSC cũng tương tự
như việc đánh giá trung tâm trách nhiệm. Sau khi xác
định vai trò và trách nhiệm của các bộ phận, nhân viên
trong BSC, DN thực hiện phương pháp đánh giá qua
việc so sánh các chỉ tiêu trong BSC.
Thực trạng kế toán trách nhiệm
tại các doanh nghiệp logistics
Qua nghiên cứu khảo sát các DN hoạt động
trong lĩnh vực logistics cho thấy công tác kế toán
trách nhiệm vẫn còn một số kết quả và hạn chế sau:
Về thành quả:
- Xác định trách nhiệm của các trung tâm trách
nhiệm: Phân quyền và giao trách nhiệm cho các
trưởng nhóm kinh doanh là giám đốc trung tâm
doanh thu. Giám đốc trung tâm doanh thu có trách
nhiệm quản lý khách hàng, cung cấp dịch vụ cho
khách hàng, các đối tác trong và ngoài nước. Việc
giao quyền và trách nhiệm này sẽ tạo cơ hội đào
tạo cấp dưới, đồng thời các giám đốc trung tâm lợi
nhuận có thể tập trung vào mục tiêu phát triển DN.
- Bổ sung các chỉ tiêu và báo cáo bộ phận: Các chỉ
tiêu đo lường chi phí và doanh thu cần được quản
lý và tính toán theo chiều ngang. Muốn vậy, chi phí
và doanh thu cần được phân loại chi tiết theo chức
năng logistics gồm: Hoạt động vận chuyển, hoạt
động kho bãi, hoạt động dự trữ, hoạt động thu mua,
dịch vụ khách hàng, dịch vụ giải quyết đơn hàng và
trao đổi thông tin. Từ đó, DN sẽ đánh giá tình hình
biến động các loại chi phí cũng như đánh giá mối
quan hệ giữa chi phí phát sinh và doanh thu tương
ứng có được từ hoạt động đó.
Về hạn chế:
- Phân cấp quản lý, cơ cấu các trung tâm trách
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90,91,92,93,94,95,96,97,98,99,...114
Powered by FlippingBook