TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
87
động phi tuyến của quản lý vốn lưu động đến hiệu
quả hoạt động của DN.
Nhóm tác giả bổ sung thêm biến kiểm soát phản
ánh đặc điểm của DN (thuế thu nhập DN) và biến
kiểm soát phản ánh yếu tố kinh tế vĩ mô (như: Tốc
độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối
đoái). Việc bổ sung thêm các biến trên nhằm tạo
tính mới của đề tài và phù hợp với thực tiễn tại Việt
Nam, hiệu quả hoạt động của DN không chỉ bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố nội tại của DN như trong kết
quả của các nghiên cứu trước, mà còn bị ảnh hưởng
khá nhiều bởi tiền thuế thu nhập DN và các yếu tố
kinh tế vĩ mô. Do vậy, các mô hình nghiên cứu dự
kiến có phương trình như sau:
- Mô hình nghiên cứu 1:
ROAit = β0 + β1ARit + β2ARit2 + β3SIZEit +
β4LEVit + β5Tit + β6GDPt + β7INFt + β8EXt + εit
- Mô hình nghiên cứu 2:
ROAit = β0 + β1INVit + β2INVit2 + β3SIZEit +
β4LEVit + β5Tit + β6GDPt + β7INFt + β8EXt + εit
- Mô hình nghiên cứu 3:
ROAit = β0 + β1APit + β2APit2 + β3SIZEit +
β4LEVit + β5Tit + β6GDPt + β7INFt + β8EXt + εit
- Mô hình nghiên cứu 4:
ROAit = β0 + β1CCCit + β2CCCit2 + β3SIZEit +
β4LEVit + β5Tit + β6GDPt + β7INFt + β8EXt + εit
Trong đó:
Việc sử dụng 4 mô hình như trên được các tác
giả căn cứ vào nghiên cứu của Afeef (2011), Gul và
cộng sự (2013), Malik và Bukhari (2014), Mumtaz
và cộng sự (2011), Sharma và Kumar (2011), Từ Thị
Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014), đồng
thời cũng đảm bảo tính mới của đề tài và phù hợp
với thực tiễn tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết
đánh giá được một cách rõ nét về sự ảnh hưởng của
từng biến độc lập đến hiệu quả hoạt động. Ngoài
ra, việc phân chia thành các mô hình nhỏ như trên
cũng tránh được hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm
trọng trong mô hình nghiên cứu, vì CCCit = ARit
+ INVit - APit, nên nếu gom chung một mô hình
nghiên cứu thì khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến nghiêm trọng là rất cao.
Dữ liệu nghiên cứu
Bài viết sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính
đã kiểm toán được công bố trên website của 20 DN
ngành Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng
khoán (TTCK) trong giai đoạn 2008-2016. Sau khi
dữ liệu được thu thập, bài viết thực hiện bước tiếp
theo là tính toán các biến dựa trên số liệu thu thập
được từ báo cáo tài chính.
Phương pháp phân tích
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua
Bảng 1: Các biến và dấu ảnh hưởng sử dụng trong mô hình
STT Tên biến
Cách tính
Dấu kỳ vọng
Biến phụ thuộc
1 ROAit
Hiệu quả hoạt động
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
Biến độc lập
1
ARit
Kỳ thu tiền bình quân
(Bình quân khoản phải thu/Doanh thu thuần)*365 (+) / (-)
2 ARit2
Kỳ thu tiền bình quân bình phương
{(Bình quân khoản phải thu/Doanh thu thuần)*365}2 (+) / (-)
3 INVit
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
(Bình quân hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán)*365
(-)
4 INVit2
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình phương {(Bình quân hàng tồn kho/Giá vốn hàng bán)*365}2 (+) / (-)
5
APit
Kỳ thanh toán bình quân
(Bình quân phải trả người bán/Giá vốn hàng bán)*365 (+) / (-)
6 APit2
Kỳ thanh toán bình quân bình phương
{(Bình quân phải trả người bán/
Giá vốn hàng bán)*365}2
(+) / (-)
7 CCCit
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
CCCit = INVit + ARit - APit
(+) / (-)
8 CCCit2
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt bình phương
(CCCit = INVit + ARit - APit)2
(+) / (-)
Biến kiểm soát
1 SIZEit
Quy mô của DN
Logarit của doanh thu
(+) / (-)
2 LEVit
Tỷ số nợ
Tổng nợ bình quân/Tổng nguồn vốn bình quân
(-)
3
Tit
Thuế thu nhập DN
Logarit của tiền thuế thu nhập DN
(+) / (-)
4 GDPt
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Lấy dữ liệu từ World Bank
(+) / (-)
5
INFt
Tỷ lệ lạm phát
Lấy dữ liệu từ World Bank
(+) / (-)
6
EXt
Tỷ giá hối đoái
Lấy dữ liệu từ World Bank
(+) / (-)
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả