TCTC ky 1 thang 12 - page 88

90
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
số công đoạn của chuỗi dịch vụ quan trọng này. Việt
Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng
góp của ngành Dịch vụ logistics vào GDP đạt từ 8 -
10%, tốc độ tăng trưởng đạt 15 - 20%.
Logistics là loại hình dịch vụ tuy còn mới mẻ ở
Việt Nam nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với
quá trình sản xuất, kinh doanh của các DN và của cả
nền kinh tế như: Cung cấp, sản xuất, lưu thông phân
phối, mở rộng thị trường, giảm thiểu chi phí, tạo nên
sự liên thông trong toàn xã hội. Thực trạng trên bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân như: Không chuyên
sâu, quy mô và năng lực hạn chế, tính liên kết yếu…
trong đó, cơ bản xuất phát từ công tác quản lý, đánh
giá và kiểm soát hoạt động kinh doanh của DN. Vì
ngành Logistics rất đa dạng trong hoạt động từ dịch
vụ: xếp dỡ, kho bãi, vận tải, giao nhận, chuyển phát
đến công việc thông quan, đóng gói, bán buôn, bán
lẻ… nên muốn tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu thị trường đòi hỏi các DN logistics
Việt Nam phải có sự phân cấp quản lý cũng như cần
có một hệ thống đánh giá, đo lường theo từng trung
tâm trách nhiệm trong DN.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và chọn
ra phương pháp thích hợp để đo lường, đánh giá
thành quả nhằm nâng cao vai trò, vị trí của các DN
logistics Việt Nam đáp ứng nhu cầu logistics trong
chuỗi cung ứng toàn cầu là rất cần thiết.
Kế toán trách nhiệm và Bảng điểm cân bằng
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của hệ thống
kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo
các thông tin liên quan đến trách nhiệm của nhà quản
lý các cấp trong tổ chức. Qua đó, cung cấp thông tin
liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động
Tiềm năng của ngành Dịch vụ logistics Việt Nam
Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, dịch vụ logistics đóng góp tích cực vào GDP cả
nước, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trường. Ở Việt Nam, chi
phí sử dụng dịch vụ logistics hiện chiếm khoảng
20% GDP, trong khi mức độ đóng góp giá trị kinh
tế của Ngành chỉ chiếm khoảng 2-3% GDP. Hiện
nay, tại Việt Nam, với khoảng 1.200 doanh nghiệp
(DN) đang hoạt động trong lĩnh vực logistics song
mới chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường và chỉ
dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một
SửdụngBảngđiểmcânbằngtrongkếtoántráchnhiệm
để đánhgiá thànhquả tại doanhnghiệp logistics
PGS.,TS. Văn Thị Thái Thu
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh *
Kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng trong doanh nghiệp,
thông qua phân cấp trách nhiệm quản lý cho các trung tâm trách nhiệm, nhà quản trị đánh giá
trách nhiệm, thành quả của từng bộ phận một cách cụ thể, chính xác. Nhằm giúp nhà quản trị
đánh giá toàn diện hơn, đưa ra các mục tiêu phù hợp hơn về mọi hoạt động của doanh nghiệp,
nghiên cứu này dựa trên lý thuyết thẻ điểm cân bằng để ứng dụng vào kế toán trách nhiệm trong
đánh giá thành quả ở các doanh nghiệp logistics.
Từ khóa: BSC, thẻ điểm cân bằng, kế toán trách nhiệm, logistics, nhà quản trị
Responsibility accounting is an important
economic and financial management tool of
the firms. By assigning responsibilities to the
divisions, the manager is able to accurately
evaluate the responsibilities and results of
each division. In order to help the managers
evaluate more accurately and produce more
suitable targets for the firms, this research
attempts to apply the Balanced Scorecard
Method to responsibility accounting in
evaluating operation results of logistics firms.
Keywords: BSC, Balanced Scorecard, responsibility
accounting, logistics
Ngày nhận bài: 9/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/11/2017
Ngày duyệt đăng: 28/11/2017
*Email:
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...114
Powered by FlippingBook