92
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
nhiệm: Hiện nay, quyền và trách
nhiệm quản lý ở các DN logistics
tập trung quá nhiều ở giám đốc
trung tâm lợi nhuận - quản lý cả
trung tâm doanh thu, tập trung
quyền chi phối tất cả các tuyến
hàng. Từ sự phân cấp còn tập
trung cao độ ở trung tâm lợi
nhuận dẫn đến trung tâm doanh
thu chưa phát huy hết khả năng,
không khuyến khích các nhân
viên kinh doanh cấp dưới tích
cực để tăng kết quả công việc và
hiệu quả kinh doanh các tuyến
hàng sẽ giảm đi.
- Các chỉ tiêu, báo cáo đánh
giá thành quả kinh doanh: Các
chỉ tiêu đo lường chi phí chỉ mới
tính toán theo chiều dọc của các đơn hàng mà chưa
theo chiều ngang – tức là theo tính chất cùng loại chi
phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu và báo
cáo đánh giá trách nhiệm chưa chú trọng vào các
mục tiêu của toàn DN nên các trung tâm chưa phát
huy hết năng lực để đóng góp vào mục tiêu chung.
Chưa có chỉ tiêu đánh giá về dịch vụ khách hàng.
DN logistics Việt Nam đa phần dựa vào kinh nghiệm
và sự phán đoán chủ quan khi xây dựng chiến lược
khách hàng. Các chỉ tiêu của trung tâm đầu tư và
trung tâm doanh thu còn sơ sài, làm giảm tính chính
xác trong đánh giá kết quả của các trung tâm. Các
báo cáo kế toán trách nhiệm chưa chính xác. Trung
tâm chi phí tự in các báo cáo kết quả kinh doanh và
thường xuyên phải điều chỉnh, cập nhật lại do làm sai
chứng từ, liên lạc đại lý chậm trễ, thay đổi báo giá…
Vận dụng bảng điểm cân bằng
vào kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp logistics
Trong chiến lược kinh doanh, các DN logistics
Việt Nam đã xác định: Chủ động và tiếp tục nâng
cao năng lực cạnh tranh, đầu tư công nghệ thông
tin, phương tiện, nhân lực chuyên nghiệp phù hợp
theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế;
Phát triển logistics theo hướng 3PL (Người thay
mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ
logistics cho từng bộ phận), 4PL (Quản lý và thực
hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý
nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức
năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics);
Thêm nhiều giá trị gia tăng phục vụ khách hàng;
Linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí; và Tiếp cận
khách hàng theo hướng giảm thiểu rủi ro và phục
vụ toàn chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu dựa theo 4 khía cạnh cơ bản: tài chính,
khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển,
đồng thời với những chiến lược chung của các DN
logistics hiện nay để xây dựng BSC nhằm đánh giá
thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại các DN
logistics. BSC này có thể thay đổi tùy theo chiến lược
cụ thể của từng DN logistics.
Về khía cạnh tài chính, chiến lược của các DN dù
đi theo chiều hướng nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn
là kết quả về tài chính. Mục tiêu tài chính của DN
logistics thể hiện qua việc tăng doanh thu, tiết kiệm
chi phí và làm tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị và
uy tín DN. Một trong những chỉ tiêu đánh giá khía
cạnh này đối với các DN logistics là giá trị kinh tế
tăng thêm (EVA). EVA bằng lợi nhuận kinh doanh
ròng sau thuế (NOPAT) trừ chi phí vốn. Chỉ tiêu này
chịu sự ảnh hưởng của 4 yếu tố: Doanh thu, chi phí
hoạt động, vốn lưu động và tài sản cố định (Hình 1).
Ngoài ra, các chỉ tiêu cơ bản khác như RI, ROI,
ROA, đánh giá khả năng thanh toán qua bảng lưu
chuyển tiền tệ cũng được đề xuất khi đánh giá khía
cạnh tài chính.
Về khía cạnh khách hàng, DN logistics cần xét đến
2 nội dung quan trọng, đó là sự thỏa mãn nhu cầu
và giá trị tăng thêm cho khách hàng. Sự thỏa mãn
khách hàng được thực hiện qua việc kết hợp các yếu
tố: sản phẩm, giá cả, địa điểm, dịch vụ khách hàng.
Vì thế, mục tiêu mà các DN logistics đề ra trong khía
cạnh khách hàng ngoài doanh thu, thị phần, thương
hiệu còn có đầu tư mạng lưới kinh doanh, lịch vận
chuyển đáp ứng nhanh, tăng dịch vụ khách hàng…
Dịch vụ khách hàng tốt sẽ tạo sự ủng hộ và tăng mức
độ trung thành của khách hàng với DN. Tuy nhiên,
cũng cần xét đến yếu tố chi phí sẽ tăng khi DN cung
Doanh thu
Mức độ phục vụ khách hàng
Chi phí vận chuyển
Chi phí kho bãi
Chi phí lô hàng
Chi phí hệ thống thông tin
Chi phí chuyên chở hàng tồn kho
Chi phí
Lợi nhuận kinh doanh
ròng sau thuế
EVA
Các phí tổn cho vốn
Chi phí vốn
Vốn lưu động
Tài sản cố định
Vốn lưu động
Các khoản phải thu
Trang thiết bị/Cơ sở vật
chất (cho thuê)
Quyền sở hữu đất đai/
Cơ sở vật chất
Thiết bị/Phương tiện
Hình 1: Sự ảnh hưởng của hoạt động logistics đến giá trị kinh tế tăng thêm
Nguồn: Robert S. Kaplan & David P. Norton, 1996