78
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Đài Loan là đối tác đầu tư lớn thứ tư với 2.516
dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là
31.885,5 triệu USD đầu tư vào 21 ngành kinh tế.
Trong đó, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
chiếm nhiều nhất (hơn 90% tổng số vốn), sau đó
đến lĩnh vực xử lý chất thải (chiếm 7%).
Sau các đối tác trên, quần đảo Virgin (thuộc Anh),
Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) là
các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam.
FDI vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế
Tính đến ngày 31/12/2016, ngành công nghiệp
và xây dựng là ngành kinh tế thu hút được nhiều
vốn FDI nhất vơi 13.312 dự án va sô vôn đăng ky
la 199.781,8 triêu USD, chiếm 68,2% tổng lượng vốn
FDI. Nguồn vốn này đã góp phần hình thành một
số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như
viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử,
công nghệ thông tin... góp phần quan trong vào quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tê, đa dạng hóa sản
phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, tiếp thu
các công nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện cơ sở hạ
tầng ở các địa phương.
Tiếp đó, ngành dịch vụ cũng đã thu hút được
8.760 dự án với tổng vốn đăng ký là 90.344,8 triêu
USD, chiếm 30,76% tổng lượng vốn FDI. Nguôn
vôn FDI trong khu vực này đã góp phần tạo nên bộ
mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như
khách sạn, văn phòng, ngân hàng, bảo hiểm... Các
dịch vụ này đã góp phần tạo ra phương thức mới
trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích
hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy
sản đã thu hút được 522 dự án với tổng lượng
vốn là 3.576,8 triêu USD (chiếm 1,22% tổng vôn
FDI đăng ky). Các dự án đầu tư khá đang dạng
và đồng đều, tập trung vào tất cả các lĩnh vực:
trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng và chế
biến lâm sản, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu
giấy, sản xuất mía đường... góp phần tạo nhiều
việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các
địa phương, cải thiện đời sống kinh tế xã hội của
nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn, cải thiện
cơ sở hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Co thê thây, kê tư sau khi mơ cưa nên kinh tê,
đăc biêt la tư sau khi ban hanh Luât Đâu tư nươc
ngoai tai Viêt Nam, dong vôn FDI vao Viêt Nam co
xu hương ngay cang tăng lên. Dự báo, trong thời gian
tới, với việc các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
song phương và đa phương của Việt Nam được ký
kết và thực hiện, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút được
nhiều vốn FDI. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh
của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rào cản với các nhà
đầu tư nước ngoài. Những thách thức của môi trường
kinh doanh Việt Nam bao gồm vấn đề khung pháp
lý và các điều kiện kinh doanh còn chưa nhất quán,
thiếu tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, chi phí
hoạt động kinh doanh cao và nhất là khâu thực thi
kém. Thời gian tới sẽ là khoảng thời gian quan trọng
và quyết liệt đối với Chính phủ Việt Nam trong việc
tiếp tục thực hiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tạo lợi
thế cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Mai Hương, “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
ngành nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ lâm nghiệp, số 3, trang 148-157, 2017;
2. Chu Tiến Quang, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình thực hiện
tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-
2020”, (
;
3. Top 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất ở Việt
Nam,
);
4. Tổng cục Thống kê, (gso.gov.vn).
Bảng 1: FDI được cấp giấy phép theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2016 (Lũy kế các dự án còn hiện lực đến ngày 31/12/2016)
TT
Ngành kinh tế
Số dự án (dự án)
Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)
Cơ cấu (%)
TỔNG SỐ
22.594
293.700,4
100,00
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
522
3.573,8
1,22
2 Công nghiệp và xây dựng
13.312
199.781,8
68,02
2.1 Khai khoáng
104
3.497,9
1,19
2.2 Công nghiệp chế biến, chế tạo
11.716
172.717,6
58,81
2.3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí
108
12.907,6
4,39
2.4 Xây dựng
1.384
10.658,7
3,63
3 Dịch vụ
8.760
90.344,8
30,76
Nguồn: Tổng cục Thống kê