TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
29
quy mô chi đầu tư sẽ tăng lên nhanh chóng. Bởi
vì, khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho phép điều
chỉnh chi đầu tư giữa các năm kế hoạch.
Bốn là,
vấn đề giá dầu và giá cả hàng hóa. Năm
2016, dự báo giá dầu biến động giảm mạnh và sẽ
tác động mạnh đến thu ngân sách. Do vậy, cần có
phương án về thu NSNN khi giá dầu giảm một
nửa để có giải pháp điều hành phù hợp.
Việc dự báo thu ngân sách năm sau trong lập
dự toán thường được xem xét trên cơ sở số thu
năm hiện hành. Do đó, số thu NSNN sẽ tăng
mạnh khi lạm phát cao và thay đổi tỷ giá lớn và
ngược lại. Năm 2016 dự báo số thu cân đối NSNN
(loại trừ phần bán cổ phần của DNNN) chỉ tăng
1% so với kết quả ước thực hiện 2015 nên việc
hoàn thành dự toán thu là khả thi. Dự toán chi
NSNN dự kiến cũng có thể tiếp tục được thực
hiện tốt, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ
chi 2 năm gần đây.
Thực hiện tốt chính sách tài khóa năm 2015
trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn là
nhiệm vụ nặng nề. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết
tâm cao, ngành Tài chính vẫn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ. Năm 2016 được dự báo sẽ vẫn còn
nhiều khó khăn, để thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ đặt ra, Chính phủ cần tranh thủ các cơ hội nỗ
lực vượt qua nhiều thách thức mới có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, cần thiết phải có
sự theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế, xã hội và
những giải pháp kịp thời, phù hợp của Bộ Tài
chính và của Chính phủ.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính, Quyết toán và Dự toán NSNN, nhiều năm;
2. Chính phủ: Nghị quyết số 01/NQ-CP; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày
07/01/2013;
3. IMF (2015): Adjusting to lower commodity prices – World Economic
Outlook Report, Oct. 2015;
4. Vũ Sỹ Cường (2012): Quan hệ giữa lập dự toán và thưc hiện NSNN với
lạm phát – Tạp chí Ngân hàng số 2/2012.
Cơ hội và thách thức trong thực hiện dự toán
ngân sách năm 2016
Theo dự toán NSNN năm 2016 đã được Quốc
hội phê chuẩn thì số thu ngân sách là 1.014.500
tỷ đồng, số chi là 1.273.200 tỷ đồng và bội chi dự
kiến là 254.000 tỷ đồng, tương đương 4,95% GDP.
Trong bối cảnh kinh tế năm 2016 còn nhiều khó
khăn, việc thực hiện dự toán này có cả những cơ
hội và thách thức:
Những cơ hội trong thu - chi NSNN
Thứ nhất,
tăng trưởng kinh tế tiếp tục có nhiều
dấu hiệu tốt và là cơ sở cho việc thực hiện tốt các
nhiệm vụ thu ngân sách.
Thứ hai,
Luật Đầu tư công đã bắt đầu có hiệu
lực với việc áp dụng kế hoạch trung hạn trong
chi tiêu cùng với những quy định chặt chẽ hơn
về chi đầu tư, kỳ vọng về sự cải thiện vấn đề chi
tiêu công.
Thứ ba,
việc thực hiện các cam kết quốc tế về
hội nhập sẽ mở ra những cơ hội mới cho nền kinh
tế và cho NSNN.
Một số thách thức đặt ra
Một là,
rủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể tác
động xấu đến tăng trưởng làm giảm nguồn thu
NSNN. Kinh tế Việt Nam hiện đang phụ thuộc
khá lớn vào biến động của kinh tế thế giới (độ mở
của nền kinh tế tính theo quy mô ngoại thương/
GDP trong giai đoạn gần đây lên đến 150%). Tăng
trưởng của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất
khẩu, khi kinh tế thế giới còn khó khăn thì kinh tế
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Hai là,
nguồn thu giảm do thay đổi chính sách
thuế. Theo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thời
gian tới, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
chỉ còn 20% so với 22% hiện nay. Thu thuế xuất
nhập khẩu cũng có thể giảm đi, khi Việt Nam tiếp
tục cắt giảm thuế suất theo cam kết gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới và cam kết theo các
Hiệp định thương mại tự do.
Ba là,
thực hiện chi tiêu NSNN tiết kiệm, hiệu
quả. Mặc dù, năm 2016 Chính phủ có những biện
pháp mạnh trong thực hiện tiết kiệm chi tiêu từ
NSNN song cũng khó có thể tiết kiệm hơn nữa
khi hệ thống và cơ chế chi tiêu chưa có sự thay
đổi mạnh mẽ. Hơn nữa, vẫn cần tiếp tục duy trì
các khoản chi vì mục đích an sinh xã hội, chi trả
nợ. Năm 2016, cũng là năm đầu áp dụng thực hiện
chi đầu tư theo Luật Đầu tư công, nên nếu không
có sự giám sát và hướng dẫn kịp thời, rất có thể
Quan điểm chủ đạo là thực hiện chính sách
tài khóa thận trọng, tích cực và hiệu quả
trong thu và tiết kiệm chi NSNN. Đây là
những giải pháp kịp thời, góp phần tích cực
vào việc thực hiện tốt nhiệm
vụ thu, chi NSNN
năm 2015.