Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 48

50
từ đó khai thông các nguồn lực như đất đai, tài
nguyên hay hạ tầng… của quốc gia kết hợp nguồn
lực trong dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh
so với các giai đoạn trước, cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước đã thực sự tạo ra “làn sóng” đầu
tư mạnh mẽ.
Tiến độ thoái vốn trong giai đoạn 2011 - 2013
của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
còn hạn chế, không ít đơn vị chưa thực hiện hoặc
thực hiện chưa hiệu quả do vướng mắc trong cơ
chế thực hiện. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị
quyết 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp
đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại
doanh nghiệp; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 quy
định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và
đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng
khoán của doanh nghiệp nhà nước, nút thắt về cơ
chế đã được tháo gỡ. Qua đó đã phần nào giúp các
đơn vị đẩy nhanh tiến độ thoái vốn theo phương
án đã được phê duyệt. Nhiều đơn vị đã chủ động
tìm kiếm đối tác để đàm phán thoái vốn đầu tư
ngoài ngành nghề kinh doanh chính cũng như
thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường năng
lực tài chính của doanh nghiệp như: Phối hợp với
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC) để sớm giải quyết các khoản
nợ và tài sản tồn đọng. Nhờ đó, kết quả thoái vốn
trong năm 2014 – 2015 đã có những bước chuyển
rõ rệt.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa
như kỳ vọng, bởi do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất,
tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới và những khó khăn của kinh tế
trong nước, ảnh hưởng đến thị trường tài chính,
thị trường chứng khoán làm cho nhu cầu sụt giảm.
Do đó, kế hoạch bán cổ phần ra công chúng của
các doanh nghiệp cổ phần hóa không đạt được
kế hoạch đề ra, tỷ lệ bán thành công thấp, nhiều
doanh nghiệp sau IPO vẫn còn số lượng vốn nhà
nước lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp phải thoái
một lượng vốn lớn trong khoảng thời gian nhất
định vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn của
doanh nghiệp.
Mặt khác, việc định giá doanh nghiệp cao hơn
giá thị trường khiến giá cổ phần trong các đợt IPO
ở mức cao, dẫn đến doanh nghiệp không chỉ giảm
giá 1 lần mới mới bán được, gây ảnh hưởng tiến
độ cổ phần hóa. Khi xác định giá trị doanh nghiệp,
song song với việc doanh nghiệp tính đúng, tính
đủ chi phí, đơn vị tư vấn, thẩm định giá phải tính
Đồng thời, các cơ chế chính sách về tái cơ cấu,
sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng
tiếp tục được kiện toàn và ban hành đầy đủ thông
qua các Nghị định, Quyết định của Chính phủ và
các Nghị quyết của Quốc hội và đã được luật hóa
tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, tại các Hội nghị giao ban hàng quý
trong năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ lộ
trình, biện pháp xử lý đối với từng nhóm doanh
nghiệp cổ phần hóa và yêu cầu các bộ chủ quản
chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tiến độ của
từng doanh nghiệp, đề án tái cơ cấu, cổ phần hóa.
Thực tế trong năm qua cho thấy, với các cơ chế,
chính sách tháo gỡ khó khăn như Quyết định
51/2014/QĐ-TTg, Quyết định 41/2015/QĐ-TTg,
Nghị định 116/2015/NĐ-CP, nếu bộ, ngành, doanh
nghiệp nào quyết liệt triển khai sẽ đạt được mục
tiêu kế hoạch đề ra như Bộ Giao thông Vận tải, khi
đã quyết tâm làm, từ người lãnh đạo cao nhất đến
các tập đoàn, tổng công ty, mọi vướng mắc đều
tháo gỡ nên đã hoàn thành việc cổ phần hóa hơn
100 doanh nghiệp trong cả giai đoạn 2011 - 2015.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không
phải theo phong trào mà phải có lộ trình, kế
hoạch, chú trọng vấn đề cốt yếu là “chất lượng”
sau cổ phần hóa doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả hơn, sức cạnh tranh tăng. Đồng thời, vốn nhà
nước bán ra phải thu hồi được giá trị cao nhất.
Một trong những mặt được của cổ phần hóa trong
giai đoạn 2014 – 2015 là chúng ta đã giải phóng
nguồn lực, thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của
thành phần kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp tư
nhân lớn của Việt Nam đã cạnh tranh với các nhà
đầu tư nước ngoài đã tham gia mua lại 100% (cảng
Quảng Ninh), 85% (cảng Sài Gòn, Hải Phòng)…
Điều này cho thấy, người dân đã nhận thức được
cơ hội đầu tư trong việc tham gia mua cổ phần
đối với những đơn vị và được nhà nước đầu tư,
Tổng số vốn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
phải thực hiện thoái trong 5 lĩnh vực nhạy cảmgiai
đoạn 2014 – 2015 là 25.218.995 triệu đồng. Năm
2014, số vốn đã thoái là 4.184.023 triệu đồng, thu
được 4.292.129 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến
25/12/2015, số vốn đã thoái 9.924 tỷ đồng, thu về
15.004 tỷ đồng, bằng 1,5
lần giá trị sổ sách.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...75
Powered by FlippingBook