Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
51
của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội; còn tư tưởng e ngại, lo lắng
về vị trí và vai trò lãnh đạo sau cổ phần hóa.
Thứ tư,
đối tượng sắp xếp, cổ phần hóa hiện nay
hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm
vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài
chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn
bị, xử lý. Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hóa, tái
cơ cấu và thoái vốn nhà nước đối với các doanh
nghiệp có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của
nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng
lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để
chuẩn bị.
Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước
Một là,
đối với Bộ Tài chính: Tiếp tục theo dõi,
giám sát quá trình thực hiện các Đề án tái cơ cấu,
sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với việc kịp thời xử lý các vướng mắc
phát sinh trong quá trình triển khai Đề án tái cơ
cấu, sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước (nếu có), Bộ Tài chính tiếp tục bám sát để kịp
thời xử lý các vướng mắc khó khăn phát sinh về
cơ chế chính sách cổ phần hóa, thoái vốn để thúc
đẩy tiến độ cổ phần hóa theo thị trường gắn với
hội nhập.
Hai là,
đối với các bộ, ngành, địa phương:
(i) Tiếp tục quyết liệt để hoàn thành công tác cổ
phần hóa, thoái vốn đối với các đơn vị chưa hoàn
thành theo kế hoạch năm
2015, trong những tháng đầu
năm 2016;
(ii) Nghiên cứu hoàn
thiện, chỉnh sửa các Đề án,
chính sách về sắp xếp, đổi
mới quản lý và nâng cao hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp
nhà nước (gồm cả công ty
nông lâm nghiệp), phù hợp
với tiêu chí phân loại doanh
nghiệp nhà nước cho phù
hợp với giai đoạn 2016 - 2020,
hướng dẫn các tập đoàn, tổng
công ty, doanh nghiệp nhà
nước ban hành Điều lệ và
Quy chế tài chính phù hợp
với Luật doanh nghiệp và
Luật Quản lý, sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào sản
xuất kinh doanh; hướng dẫn
đúng theo giá thị trường. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, khoản đầu tư của doanh nghiệp đã
mất nhưng không xác định được đầy đủ hồ sơ,
thủ tục nên đơn vị tư vấn không xác định được
giá thị trường, tính ngang với giá trị sổ sách để bảo
toàn vốn Nhà nước giao. Rõ ràng, giá trị doanh
nghiệp không phản ánh đúng sự thực khiến nhà
đầu tư không tin tưởng. Điều này cho thấy, tiến độ
cổ phần hóa là vấn đề thuộc về doanh nghiệp và
đơn vị tư vấn, không phải do cơ chế, chính sách.
Vì vậy, bản thân doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ
hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định, đảm bảo các
khoản nợ xấu được xử lý trước khi loại trừ ra khỏi
giá trị, tài sản doanh nghiệp. Đơn vị thẩm định giá
phải trung thực, các khoản nợ, khoản đầu tư nào
chưa được làm rõ phải đưa cáo bạch để nhà đầu
tư biết. Thực tế, các nhà đầu tư khi mua cổ phần
sẽ tìm hiểu rất kỹ về doanh nghiệp, thậm chí thuê
tư vấn kiểm tra các thông tin về những khoản nợ
và khoản doanh thu chưa thu được. Ngoài ra, Sở
Giao dịch chứng khoán cũng cần thực hiện tốt hơn
nữa vài trò là đơn vị kiểm soát lại cáo bạch của
doanh nghiệp và công bố trước khi IPO.
Thứ hai,
một số bộ, ngành, địa phương, tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa chỉ đạo
quyết liệt và tích cực tổ chức triển khai phương án
sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn.
Thứ ba,
nhận thức của một bộ phận cán bộ ở
các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về chủ
trương tái cơ cấu doanh nghiệp tuy đã có chuyển
biến nhưng chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng
Một trong những thành công của cổ phần hóa giai đoạn 2014 – 2015 là đã
thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...75
Powered by FlippingBook