Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 thang 1-2016 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
47
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã
đạt được trong năm qua, thị trường bảo hiểm vẫn
còn một số điểm cần tiếp tục hoàn thiện để đảm
bảo phù hợp với sự phát triển của thị trường. Cụ
thể là:
Một là, thị trường mặc dù tăng trưởng cao, ổn
định nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng.
Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay
mới chỉ đạt mức 2%, thấp hơn so với mức trung
bình của khối ASEAN (3,35%), châu Á (5,37%) và
thế giới (6,3%).
Hai là, hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm
vẫn còn chưa phù hợp với pháp luật liên quan như:
Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng…; Luật
Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Phòng cháy, chữa
cháy chưa tạo điều kiện cho các DNBH tiếp cận
thông tin nhằm kiểm soát tình trạng trục lợi bảo
hiểm. Một số chính sách về quản lý tài chính, thuế,
đầu tư vẫn chưa thực sự khuyến khích DN mua
bảo hiểm nhóm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu
trí cho người lao động; chưa có ưu đãi DNBH mở
rộng kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa hoặc
đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm an sinh - xã hội.
Ba là, số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy nhiều
song chưa đa dạng, đa số sản phẩm được thiết
kế cố định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ
theo nhu cầu đa dạng của bên mua bảo hiểm,
kênh phân phối đại lý bảo hiểm còn thiếu chuyên
nghiệp, thị trường bảo hiểm vẫn còn hiện tượng
cạnh tranh không lành mạnh, thiếu hợp tác, hỗ
trợ lẫn nhau trong chia s thông tin phòng chống
trục lợi bảo hiểm, làm giảm năng lực cạnh tranh
của toàn thị trường.
Bốn là
,
bối cảnh hội nhập quốc tế làm gia tăng
sức ép cạnh tranh giữa các DNBH trong nước
với các tổ chức bảo hiểm ở nước ngoài vôn co
nhiều kinh nghiêm va ưu thê vượt trội. Trong
khi đo, năng lực tài chính của nhiều DNBH trong
nước chưa thực sự vững mạnh, công nghệ quản
trị điều hành chưa được hiện đại hoá, trình độ
đội ngũ cán bộ bảo hiểm và năng lực cạnh tranh
còn hạn chế.
đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm
thủy sản...
Theo báo cáo của các DNBH, tổng giá trị kinh tế
tài sản được bảo hiểm của khu vực DN thuộc mọi
thành phần kinh tế lên tới gần 10 triệu tỷ đồng.
Một số tài sản, công trình lớn đã và đang được bảo
hiểm bao gồm vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2 (hơn
1.034 triệu USD), Thủy điện Sơn La (hơn 15.066
tỷ đồng), Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hơn 3.300
triệu USD). Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò
là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp
cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh
mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng
và dự phòng tài chính khác.
Thứ tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế
Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương
mại song phương và đa phương của Việt Nam, bảo
hiểm là một trong các điều kiện đàm phán quan
trọng góp phần vào thành công của tiến trình đàm
phán. Các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm
trong các hiệp định thương mại đã góp phần thúc
đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị
trường lớn có mức độ bảo hộ cao như: Hoa Kỳ,
Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản...
Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường của các
công ty bảo hiểm nước ngoài, của các nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài vào các DNBH trong nước
không chỉ nâng cao năng lực tài chính, năng lực
quản trị điều hành, nghiệp vụ chuyên môn bảo
hiểm cho thị trường bảo hiểm, mà còn góp phần
xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư lành mạnh,
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực
liên quan khác.
Thứ năm, thực hiện các chương trình mục tiêu,
nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ thông qua các
chương trình bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm
thủy sản, xây dựng chương trình bảo hiểm thiên
tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử.
Những cơ hội và thách thức
Trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, các
hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến
lược của nền kinh tế thế giới như khối EU, khối
các nước trong TPP chính thức được ký kết. Thị
trường bảo hiểm cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát
triển như gia tăng nhu cầu đối với bảo hiểm, nhiều
nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường
bảo hiểm, sự thâm nhập của phương thức quản
lý mới, việc ứng dụng công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm từ các nước phát triển vào quản lý và phát
triển bảo hiểm...
Năm 2015, tổng doanh thu bảo hiểm đạt 81.636 tỷ
đồng, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt
68.024 tỷ đồng (tăng 21,43%, mức tăng cao nhất
trong giai đoạn 2011-2015), doanh thu
hoạt động đầu tư đạt
13.612 tỷ đồng.
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...75
Powered by FlippingBook