TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
53
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008),
Việt Nam đã xây dựng được các mục tiêu phối hợp
tương đối đồng bộ và đúng hướng, phù hợp với
bối cảnh kinh tế xã hội từng thời kỳ: sử dụng chính
sách tài khóa (CSTK) thắt chặt và chính sách tiền tệ
(CSTT) thắt chặt để chống lạm phát; sử dụng CSTK
mở rộng và CSTT mở rộng nhằm kích thích nền
kinh tế, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Dựa vào
những diễn biến của nền kinh tế, quá trình phối
hợp chính sách tài khóa và tiền tệ 2011-2015 có thể
chia thành 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn 2010-2011:
Kiềm chế lạm phát; (iii) Giai đoan 2012-2015: Ổn
định kinh tế vĩ mô va hô trơ DN. Cụ thể:
Giai đoạn 2010 - 2011 (kiềm chế lạm phát):
Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam ở trong
tình trạng lạm phát cao, do đó, Chính phủ đã xác
định nhiệm vụ của giai đoạn này tập trung chủ
yếu vào việc kiểm soát lạm phát, thông qua việc
ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP (2011). Phối hợp
chính sách kinh tế vĩ mô và tầm quan trọng của
sự phối hợp cũng được thể hiện khá rõ nét trong
Nghị quyết 11/NQ-CP. Chính sách tài khóa – tiền
tệ giai đoạn này được thực hiện theo hướng thắt
chặt thông qua các biện pháp: tăng lãi suất cơ bản,
quy định trần lãi suất huy động, tăng dự trữ bắt
PHỐI HỢPCHÍNHSÁCHTÀI KHÓAVÀCHÍNHSÁCHTIỀNTỆ
ỞVIỆTNAMGIAI ĐOẠN2011-2015VÀGIẢI PHÁPĐẾNNĂM2020
TS. NGUYỄN VIẾT LỢI
- Viện trưởng Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng
ở mọi quốc gia và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ
mô tối ưu gồm tăng trưởng và ổn định giá cả, hai chính sách này cần được phối hợp và bổ
sung cho nhau. Sự phối hợp sẽ được điều chỉnh nhằm ứng phó linh hoạt hơn đối với các
chu kỳ của nền kinh tế.
buộc, tăng lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn; tăng tỷ
giá; hạn chế tăng trưởng tín dụng và cung tiền; cắt
giảm đầu tư, tiết kiệm 10% chi tiêu.
Mặc dù phối hợp chinh sach tai khoa – tiên tê
được tăng cường nhằm ưng pho vơi lam phat, tuy
nhiên, trong giai đoan nay, tôc đô lam phat vân ơ
mưc kha cao, đông thơi tac đông cua chinh sach
tai khoa – tiên tê nơi long đa lam giam tôc đô tăng
trương kinh tê. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ mức
6,24% của năm 2011 xuống còn 5,25% vào năm 2012
trong khi môt sô linh vưc san xuât co dâu hiêu suy
giam, tăng châm lai va co nguy cơ nên kinh tê rơi
vao thiêu phat. Thực tế này đã buộc chính sách tài
khóa – tiền tệ chuyển sang hướng ổn định kinh tế
vĩ mô và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN trong các năm tiếp theo.
Giai đoạn 2012-2015 (ổn định kinh tế vĩ mô va hô trơ
doanh nghiệp):
Để tăng cường công tác phối hợp, Bộ Tài chính
và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký kết Quy
chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin (ngày
29/2/2012). Quyết định số 1317/QĐ-TTg về phê
duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản
lý và điều hành kinh tế vĩ mô đã được ban hành
ngày 6/8/2013 và sau đó, ngày 2/12/2014, các cơ
quan gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài
chính, Bộ Công thương đã ban hành Quy chế phối
hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.