86
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trong số các DN nội địa, có tới 93 – 95% người
lao động không được đào tạo bài bản, chủ yếu làm
dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận,
kho bãi, xử lý vận đơn…
Đánh giá logistics Việt Nam qua mô hình SWOT
Điểmmạnh
Những điểm mạnh của logistic Việt Nam có thể
kể đến gồm:
- Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics performance
index) theo báo cáo Ngân hàng Thế giới năm 2014
xếp hạng 48/155 nền kinh tế, tăng 5 bậc so với xếp
hạng tại 3 báo cáo trước đây (vào các năm 2007,
2010, 2012) và dẫn đầu về hoạt động logistics trong
nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Việt
Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển
mạnh mẽ về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
trong thời gian sắp tới.
- Số DN thành lập và hoạt động trong ngành
khá lớn gồm nhiều thành phần, cả nước có khoảng
1.300 DN cung ứng dịch vụ logistics (vượt qua Thái
lan, Singapore) tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí
Minh – nơi thu hút trên 70% hàng hóa xuất nhập
khẩu của Việt Nam. Các công ty logistics đa quốc
gia hàng đầu trên thế giới cũng đã có mặt tại Việt
Nam như Fedex, Maersk, DB Schenker, APL, DHL,
NYK Logistics… và hoạt động dưới nhiều hình
thức, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL với
trình độ công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại
các nước phát triển.
Các DN Việt Nam sở hữu phần lớn kho bãi,
khiến DN nước ngoài phải thuê lại hoặc liên kết,
liên doanh để phục vụ dịch vụ logistics.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu thị trường logistics
ở mức cao, khoảng 25%/năm. Quy mô thị trường
đạt hơn 20 tỷ USD và vẫn chưa được khai thác hết.
Điểm yếu
Tuy số lượng đông nhưng hầu như các DN
logistisc Việt Nam là các DN nhỏ và vừa, hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics còn manh mún, thiếu
kinh nghiệm và chuyên nghiệp, cung cấp các dịch
vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ, cạnh
tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng, thường chỉ
đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công
ty nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém,
ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả nên
chi phí logictics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25%
GDP (so với các nước phát triển chỉ từ 9 đến 15%)
trong đó, chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành
sản phẩm (tỷ lệ này là 15% ở các quốc gia khác).
Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch
vụ, hàng hóa của các DN Việt Nam.
Tiềm lực tài chính của các DN logistics Việt Nam
yếu (80% DN thành lập có vốn pháp định từ 1,5 - 2 tỷ
đồng), chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế,
khả năng kết nối tổ chức mạng lưới toàn cầu, hệ thống
thông tin chưa rõ ràng, quy mô hoạt động chưa vượt
ra khỏi quy mô trong nước và khu vực.
Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có
vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay,
đường quốc lộ, cơ sở sản xuất; Mất cân đối cung cầu
tại các cảng biển miền Nam. Khả năng cạnh tranh
của các DN nội địa cũng còn thấp so với DN FDI.
Cơ hội
Cùng với quá trình phát triển, ngành logistic Việt
Nam đứng trước những cơ hội lớn như sau:
Quy mô thị trường dịch vụ logistics Việt Nam
nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng
cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và
ngành bán lẻ có mức tăng trưởng khá cao. Khối
lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng lên đến
900 - 1.000 triệu tấn vào năm 2030 dự kiến 1.600 –
2.100 triệu tấn (năm 2015 đạt khoảng 600 triệu tấn)
- Giá nhiên liệu đang ở mức thấp, giúp giảm chi
phí đầu vào của lĩnh vực vận tải.
- 2/3 số lượng hàng hóa xuât nhâp khâu (XNK)
của thế giới dự báo sẽ phải đi qua vùng biển Đông
trong 5-10 năm tới, giúp cải thiện nhu cầu vận tải.
- Chu kỳ suy thoái của vận tải biển bắt đầu từ
năm 2008, tính đến hết năm 2015 là khoảng 7 năm.
Vì vậy, một chu kỳ tăng trưởng mới của ngành vận
tải biển đã bắt đầu trong những năm sắp tới.
- Sự quan tâm từ phía Chính phủ thông qua các
quy hoạch chiến lược như Quy hoạch phát triển vận
tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
- Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng
nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu
cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế
Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt
Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát
triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau
Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong 30 tập
đoàn giao nhận hàng đầu thế giới, hiện đã
có tới 25 tập đoàn thâm nhập thị trường Việt
Nam, chiếm lĩnh 75% thị phần, chủ yếu là các
lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao.