Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
19
vực đương nhiên sẽ mang lại việc gia tăng nhu cầu
về các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán
ở Đông Nam Á. Các DN Việt Nam sẽ đầu tư hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhiều hơn ở các
nước khác trong khu vực ASEAN… Đây là cơ hội
tốt để các DN Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng
thị trường.
Trên thực tế, một số ngân hàng Việt Nam cũng
đã có mặt ở thị trường các nước ASEAN, nỗ lực mở
rộng cơ hội đầu tư ra ngoài lãnh thổ. Xu hướng này
sẽ tiếp tục tăng lên khi ACE chính thức đi vào hoạt
động. Tuy nhiên, việc mở rộng thị phần của các
ngân hàng Việt Nam nói riêng và ngành dịch vụ tài
chính nói cung cũng chịu áp lực cạnh tranh không
nhỏ từ các nước lớn trong ASEAN.
Thứ ba,
tự do hóa đầu tư, tự do hóa dòng vốn
sẽ tạo thuận lợi để phát triển thị trường tài chính
sâu hơn.
Sự tự do luân chuyển các dòng vốn đầu tư của
AEC sẽ có tác động tích cực đến phát triển hệ thống
tài chính của Việt Nam không chỉ theo chiều rộng
và còn theo cả chiều sâu. Đối với thị trường chứng
khoán, sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài,
các quỹ đầu tư chứng khoán, các tập đoàn tài chính
lớn sẽ góp phần làm chuyên nghiệp hóa thị trường
chứng khoán Việt Nam, từ đó tăng cường kinh
nghiệm và nâng cao tiêu chuẩn về quản trị công ty,
khả năng phân tích, đầu tư cho các DN trong nước.
Sự luân chuyển tự do của các dòng vốn cũng khiến
cho quy mô của thị trường tài chính nói chung và
thị trường chứng khoán nói riêng tăng lên đáng kể
và trở thành kênh huy động vốn của DN, đáp ứng
các nhu cầu về vốn của nền kinh tế.
Thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam
Tham gia cộng đồng AEC là cơ hội để thị trường
tài chính Việt Nam phát triển và hoàn thiện, tuy
nhiên AEC cũng đem lại không ít thách thức:
Thứ nhất,
khi AEC đi vào hoạt động, việc thực
hiện cam kết AEC sẽ đặt ra không ít thách thức thị
trường tài chính Việt Nam. Sự tham gia của các
định chế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn vào
thị trường sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho thị
trường tài chính trong nước. Tự do hóa thị trường
tài chính trong điều kiện chuẩn mực quản lý còn
yếu kém, làm cho vấn đề bất đối xứng về thông tin
(rủi ro đạo đức) trên thị trường tài chính trở nên
trầm trọng hơn, làm tăng khả năng tổn thương của
hệ thống tài chính. Theo một số khảo sát gần đây,
chỉ 30% DN Việt Nam hiểu biết đủ về AEC để lên kế
hoạch kinh doanh. Đặc biệt, các DN nhỏ và vừa hầu
như không biết gì về AEC. Đây là thách thức không
nhỏ đối với hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế
Việt Nam do khả năng chống đỡ các cú sốc của DN
Việt rất kém, thiếu chiến lược dài hạn.
Thứ hai,
tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài
khoán vốn có thể làm gia tăng bất ổn cho thị trường
và hệ thống tài chính. Sự gia tăng dòng vốn, đặc biệt
từ nước ngoài vào cũng làm gia tăng mối lo về bong
bóng giá tài sản và cũng như việc điều hành chính
sách tiền tệ độc lập. Bên cạnh đó, dòng vốn được tự
do luân chuyển sẽ làm tăng nguy cơ đảo chiều rút
vốn đột ngột, đặc biệt với quy mô lớn sẽ là nguyên
nhân mất ổn định đối với thị trường tài chính.
Thứ ba,
những thách thức đối với năng lực của
hệ thống giám sát: Với một thị trường chung cho
toàn khu vực ASEAN, việc nhận diện và giám sát
rủi ro hệ thống tài chính là yêu cầu thiết yếu ở mọi
quốc gia, nhất là các nước mới phát triển thể chế
tài chính thị trường. Tại Việt Nam, giám sát dựa
trên rủi ro còn chưa được chú trọng, công cụ phục
vụ giám sát vẫn còn chưa đầy đủ. Bản thân các cơ
quan thanh tra giám sát tài chính cũng còn nhiều
bất cập về nhân lực, phương tiện kỹ thuật và công
nghệ thu thập, xử lý thông tin; các mô hình phân
tích định lượng, cảnh báo, kiểm định rủi ro cho cả
hệ thống tài chính và cho từng định chế tài chính
còn ít được ứng dụng phục vụ cho hoạt động giám
sát từ xa… Do vậy, giám sát thị trường tài chính
và hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập sẽ
là thách thức không nhỏ đối với hệ thống giám sát
của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu hội thảo: “Tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm
quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, tháng 10/2013 - Trường Đại học kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội;
2. Tài liệu hội thảo: “Đánh giá mức độ sẵn sàng của Việt Nam về các khía cạnh
kinh tế - xã hội trước thềm cộng đồng kinh tế ASEAN2015”, tháng 12/2014-
Mutrap và CIEM;
3. ASEAN Financial Integration - 2015 International Monetary Fund;
4. ASEAN integration in services- association of southeast asian nations;
5. Mid-Term Review of the Implementation of AEC Blueprint: Executive
Summary.
Hiện nay, đối với lĩnh vực ngân hàng giới hạn
tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là
30%, đối với lĩnh vực bảo hiểmvà chứng khoán
là 49%. Tuy nhiên, theo cam kết về tự do hóa
dịch vụ, đến năm2015 các nước sẽ phải mở cửa
tất cả các ngành dịch vụ với mức quy định tối
thiểu có 70% vốn nước ngoài tham gia.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...86
Powered by FlippingBook