26
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
Israel…). Vì vậy, khuyến khích khu vực tư
nhân tham gia là một yếu tố quan trọng đảm
bảo cho sự hình thành và phát triển thành
công của một hệ sinh thái khởi nghiệp.
Thứ hai,
đối với các nhà cung cấp nguồn
lực khởi nghiệp: Các nhà tổ chức trong hệ sinh
thái sẽ là những người cung cấp các nguồn lực
cơ bản cho các DN khởi nghiệp. Các nhà tổ
chức ở đây bao gồm các nhà cung cấp tài chính
như ngân hàng, các nhóm đầu tư “thiên thần”,
các công ty đầu tư mạo hiểm và cả các nhà
cung cấp dịch vụ.
Vai trò của khu vực công (nhà nước) là cần
tích cực, trực tiếp và gián tiếp tham gia vào
việc tạo ra các nguồn vốn mới, bao gồm việc thành
lập các quỹ đầu tư mạo hiểm khu vực, có thể có sự
góp vốn từ cả khu vực công lẫn khu vực tư nhân và
dưới sự quản lý của khu vực tư nhân; khuyến khích
hoạt động đầu tư “thiên thần”.
Mặc dù vốn đầu tư mạo hiểm, đầu tư “thiên
thần” rất quan trọng đối với hệ sinh thái khởi
nghiệp, song thực tế cho thấy, rất ít các DN khởi
nghiệp sử dụng hình thức tài chính này. Do đó,
cần có chính sách khuyến khích các hình thức cấp
vốn, hợp tác khác như kết nối các DN khởi nghiệp
định hướng tăng trưởng với các nguồn vốn thông
thường như các khoản vay ngân hàng hoặc hình
thức tài chính mới hơn như tài trợ đám đông, cho
vay lẫn nhau và cung cấp tài chính dựa trên hóa
đơn, hoặc tạo cơ hội tiếp cận các thị trường chứng
khoán. Bên cạnh đó, sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa
các nhà hoạch định chính sách và các công ty lớn
cũng sẽ góp phần phát triển và thúc đẩy quá trình
ươm tạo khởi nghiệp trong hệ sinh thái.
Thứ ba,
đối với các nhà kết nối khởi nghiệp trong
hệ sinh thái (hiệp hội chuyên nghiệp, câu lạc bộ khởi
nghiệp và các cộng đồng DN khởi nghiệp, các trung
tâm DN, dịch vụ cầu nối nhà đầu tư - người tiếp
nhận đầu tư, môi giới kinh doanh): Các chính sách
quan trọng nhất đối với nhóm tác nhân này là kết
nối các chủ thể khởi nghiệp khác thông qua việc
hình thành các cộng đồng thực hành hoặc các mạng
lưới khởi nghiệp. Ở đây có thể là tổ chức mạng
lưới chuyên nghiệp, các câu lạc bộ doanh nhân, các
nhóm ủng hộ vốn đầu tư mạo hiểm, các hội nghề
nghiệp, các cộng đồng hải ngoại. Họ có thể là các
tổ chức chính thức vận hành các quy tắc, quy định
và tiêu chí thành viên khác nhau. Ví dụ tiêu biểu
về mạng lưới kết nối khởi nghiệp có thể kể đến là
Connect (có trụ sở tại San Diego, Mỹ) một trong
những tổ chức thành công nhất trên thế giới trong
việc liên kết các nhà phát minh và nhà khởi nghiệp
Khung luật pháp và cơ sở hạ tầng; (iii) Nguồn vốn,
tài chính; (iv) Văn hóa; (v) Các nhà tư vấn, cố vấn,
hệ thống hỗ trợ; (vi) Các trường đại học đóng vai trò
xúc tác; (vii) Giáo dục và đào tạo; (viii) Nguồn nhân
lực; (ix) Các thị trường trong nước và quốc tế.
Nghiên cứu quốc tế
về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp
Dựa trên đặc điểm của các thành phần của hệ
sinh thái khởi nghiệp, chính sách phát triển hệ
sinh thái khởi nghiệp thường chia theo 4 nhóm
mục tiêu chính (Mason và Brown, 2014), gồm: (i)
Chủ thể thực hiện khởi nghiệp trong hệ sinh thái;
(ii) Các nhà cung cấp nguồn lực khởi nghiệp trong
hệ sinh thái; (iii) Các nhà kết nối khởi nghiệp trong
hệ sinh thái; (iv) Định hướng khởi nghiệp trong
hệ sinh thái. Căn cứ trên 04 nhóm mục tiêu, chính
sách hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp cụ
thể được áp dụng như sau:
Thứ nhất,
đối với các chủ thể tiến hành khởi
nghiệp trong hệ sinh thái: Hầu như mọi quốc gia
đều tiến hành một loạt chính sách DN để thúc đẩy
sự hình thành và phát triển các dự án mạo hiểm kinh
doanh mới. Các hình thức hỗ trợ chủ yếu thường là
cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nhân
mới. Những chính sách này có đặc trưng là không
phân biệt các loại khởi nghiệp mục tiêu. Các cách
tiếp cận chính bao gồm: (i) Hỗ trợ cho các doanh
nhân trong thời gian tiền khởi sự và các giai đoạn
đầu khởi nghiệp thông qua sự hỗ trợ chuyên sâu và
tư vấn; (ii) Hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp thông
qua ươm tạo DN, cung cấp mặt bằng kinh doanh,
tư vấn, cơ hội kết nối mạng lưới và tài chính (Miller
và Bound, 2011).
Các tổ chức thúc đẩy kinh doanh được dẫn dắt
bởi khu vực tư nhân cũng được thành lập để giúp
nuôi dưỡng các dự án mạo hiểm còn non nớt (ví
dụ như: Blueseed, Y Combinator, 500 Start-Up ở
Silicon; Techstars ở Boston, DreamIt Ventures ở
Bảng 1: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2016, 2017
Các tác nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp
2016
2017
Các tổ chức hỗ trợ kinh doanh
6
6
Các quỹ/nhà đầu tư giai đoạn sơ khởi
22
22
Các quỹ/nhà đầu tư giai đoạn Series A, B
25
27
Các nhà đầu tư khác (công ty)
14
14
Các quỹ/vườn ươm của Chính phủ
4
4
Các khu làm việc chung
13
14
Các sự kiện start-up lớn
13
13
Các cộng đồng, đầu mối truyền thông start-up
9
9
Nguồn: “2017 Startup Deal Vietnam”, Topica Founder Institute, 2/2018