24
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
DN khởi nghiệp được mở rộng, Nhà nước cần hoàn
chỉnh hệ sinh thái hỗ trợ xung quanh hoạt động của
DN khởi nghiệp. Việc xây dựng hệ sinh thái khởi
nghiệp nên đứng dưới góc độ định hướng, Nhà nước
không trực tiếp can thiệp mà đóng vai trò là “trọng
tài” để DN khởi nghiệp và hệ sinh thái hỗ trợ tự bổ
sung và liên kết với nhau.
Về phía nhà đầu tư:
- Cần xây dựng chiến lược đầu tư, minh bạch
phần vốn góp để phân chia hiệu quả quyền sở
hữu công ty; Tham vấn các ý kiến của chuyên gia
để giảm thiểu rủi ro và tránh những chi phí phát
sinh ngoài dự toán; Đồng thời, tương ứng với phần
trăm sở hữu DN, NĐT cần yêu cầu các DN khởi
nghiệp cam kết mức lợi nhuận kỳ vọng theo từng
giai đoạn cụ thể.
- Cần đa dạng hóa các danh mục đầu tư, không
nên tập trung vốn đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể,
NĐT cần xác định rõ thời gian đầu tư cho từng danh
mục. Điều này sẽ giúp các NĐT có thể chủ động
trước những biến động khách quan của thị trường,
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư mạo hiểm.
- Các NĐT cần có chiến lược đầu tư phù hợp theo
các giai đoạn phát triển của DN khởi nghiệp; thực
hiện thoái vốn một cách linh hoạt để tránh gây tổn
thất cho DN, ảnh hưởng đến phần vốn góp của các
NĐT khác trong DN.
Về phía doanh nghiệp khởi nghiệp:
- Để huy động vốn thành công, bản thân người
làm công tác quản trị trong DN khởi nghiệp cần
phải chuẩn bị kỹ càng ngay từ khâu đầu tiên. Thực
tế, nếu chuẩn bị kỹ càng và có hệ thống sẽ giúp DN
khởi nghiệp nắm bắt được các cơ hội huy động vốn.
Các NĐT chỉ đầu tư vào DN khởi nghiệp nếu họ
thấy được tiềm năng phát triển.
- DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh trong vòng 3-5 năm cũng như có kế hoạch
tài chính rõ ràng để hỗ trợ kế hoạch sản xuất kinh
doanh. Kế hoạch cần cụ thể, thực tế không đầu tư dàn
trải. Hệ thống sổ sách kế toán của DN phải đảm bảo
tính minh bạch, rõ ràng khi NĐT tìm hiểu sâu về DN…
DN cần hiểu rõ bài toán thị trường trong khi huy động
vốn bởi các NĐT, quỹ mạo hiểm luôn tìm kiếm những
DN có tiềm năng
phát triển và các sản
phẩm của DN phải
đáp ứng được nhu
cầu của thị trường.
Bên cạnh kế
hoạch kinh doanh,
sản phẩm, ý tưởng
kinh doanh, DN
khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính, dự báo
dòng tiền, định giá DN. Kế hoạch tài chính phải có
sức thuyết phục để chứng minh được cơ sở của các
giả định có trong mô hình. Kế hoạch này phải xây
dựng theo nhiều kịch bản khác nhau. Bởi vì, kế hoạch
tài chính tốt sẽ là cơ sở để định giá DN dựa trên các
phương pháp định giá hợp lý.
- Sau khi DN khởi nghiệp gọi vốn thành công từ
các NĐT, cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho
phù hợp với tình hình thực tế. Tranh thủ tối đa sự
hỗ trợ kỹ thuật của NĐT như định vị chiến lược,
kiến thức tài chính, cơ hội mở rộng thị trường…
Tuy nhiên, DN khởi nghiệp cần bảo vệ quan điểm
của mình để tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào NĐT,
dẫn đến bị thâu tóm. Trong quá trình điều chỉnh kế
hoạch kinh doanh, DN khởi nghiệp cần từng bước
lên kế hoạch gọi vốn vòng 2. Trường hợp mức lợi
nhuận kỳ vọng khó đạt được để chia cho NĐT
theo thỏa thuận ban đầu, DN khởi nghiệp cần có
thương lượng và trao đổi với NĐT để thống nhất
phương án điều chỉnh kịp thời.
Kết luận
Tóm lại, đảm bảo nguồn vốn thường xuyên để
hoạt động và phát triển là một trong những vấn đề
cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN khởi nghiệp. Bài
viết đưa ra một số gợi ý về các công cụ có thể dùng
để huy động vốn ở Việt Nam cũng như các công
việc mà DN cần chuẩn bị trước và sau khi huy động
vốn. Với sự đồng hành của Chính phủ kiến tạo trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc tạo
nhiều cơ chế thông thoáng, ưu tiên cho các DN khởi
nghiệp sẽ tạo cơ hội để các DN khởi nghiệp tiếp cận
hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước thông
qua nhiều hình thức khác nhau.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015;
2. OECD (2013), Entrepreneurship policy framework and
implementation guidance;
3. Action Plan: Starting a startup revolution
StartupIndia_ActionPlan_16January2016.pdf;
4. TOPICA Founder Institute (TFI).
Các phương pháp huy động vốn đầu tư cho khởi nghiệp
Các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư không chính thức
Các nhà đầu tư chính thức
Thoái
vốn,
cổ
phần
hóa
Đối tượng huy động vốn
Nhà sáng lập,bạn
bè, người thân
Các nhà đầu tư
thiên thần
Các Quỹ đầu tư
mạo hiểm
Quy mô huy động vốn
< 25.000 USD 25.000 - 500.000 USD
3-5 triệu USD
Các giai đoạn g i vốn
Giai đoạn gọi
vốn hạt giống
Giai đoạn mới
tăng trưởng
Giai đoạn tăng
trưởng mạnh
Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)