TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
27
với các nguồn lực cần thiết để thương mại hóa các
sản phẩm đổi mới sáng tạo. Ở châu Á, có thể kể đến
trung tâm D Camp do Banks Foundation for Young
Entrepreneurs tại Seoul (Hàn Quốc).
Thứ tư,
đối với định hướng khởi nghiệp trong
các hệ sinh thái: Thực tiễn từ nhiều quốc gia cho
thấy, để thành công, yếu tố định hướng khởi
nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp cần đảm
bảo: (i) Phải có một “nền văn hóa” chấp nhận
rủi ro và thất bại, sẵn sàng đấu tranh vì sự khởi
nghiệp thành công của các cá nhân và DN như
những hình mẫu tiêu biểu để khuyến khích và
thúc đẩy những DN khác; (ii) Có các chương trình
giáo dục không chỉ giúp thúc đẩy hành vi khởi
nghiệp mà còn trang bị cho các chủ DN những
kỹ năng cần thiết để vận hành các công ty phát
triển bền vững và định hướng tăng trưởng; (iii)
Chính sách thu hút cộng đồng kiều bào ở nước
ngoài đầu tư về nước và di cư DN cũng đóng vai
trò quan trọng; (iv) Tư duy sẵn sàng chấp nhận
những ý tưởng mới, sáng tạo và nắm lấy thay đổi;
(v) Chuẩn mực xã hội và cách nhìn nhận tích cực
đối với tinh thần khởi nghiệp.
Theo Isenberg (2010), mặc dù chính phủ có
quyền can thiệp trực tiếp đối với việc xây dựng
và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tuy nhiên
nhiều ý kiến cho rằng, các chính phủ không nhất
thiết phải tự thực hiện. Việc trực tiếp thực hiện các
hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp nên được giao cho một tổ chức
mới - một nhà tạo khả năng khởi nghiệp - có năng
lực và động cơ thúc đẩy để củng cố hệ sinh thái.
Tổ chức này cần có những đặc điểm cơ bản sau: (i)
Được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ công; (ii) Có
triển vọng; (iii) Có năng lực về đào tạo; (iv) Có các
nguồn lực cơ bản theo yêu cầu. Tổ chức này phải
độc lập, không thuộc sở hữu của bất kỳ một bộ
phận nào trong cộng đồng; Có khả năng thực hiện
các thử nghiệm, học hỏi, tái định hướng, mở rộng
quy mô và hoạt động phái sinh.
Cuối cùng, để xây dựng và phát triển được
một hệ thống các hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt
động hiệu quả, cần phải có một hệ thống các tiêu
chí đo lường làm cơ sở đánh giá mức độ hoạt
động hiệu quả, từ đó có thể đưa ra những điều
chỉnh chính sách phù hợp.
Mặc dù việc xây dựng hệ thống các chỉ số là
không đơn giản, tuy nhiên việc có được một hệ
thống các chỉ số đo lường đối với hệ sinh thái
khởi nghiệp là không thể thiếu. Theo Vogel
(2013), hệ thống các chỉ số đo lường hệ sinh thái
khởi nghiệp chia theo ba cấp độ: Cá nhân (gồm
chỉ số văn hóa, chỉ số tài sản cá nhân và chỉ số hài
lòng trong công việc và cuộc sống), tổ chức (kết
quả hoạt động của tổ chức) và cộng đồng (gồm
chỉ số chính sách, thị trường, địa bàn, chỉ số tạo
việc làm, về cơ sở hạ tầng, chỉ số tính minh bạch,
hỗ trợ, kết nối, nhân tài, tài trợ vốn, giáo dục,
chỉ số đổi mới và chỉ số dự án mạo hiểm mới).
Bên cạnh đó, một số tổ chức cũng đã đưa ra hệ
thống các chỉ tiêu riêng để đo lường hệ sinh thái
khởi nghiệp, tiêu biểu như Chương trình thúc
đẩy khởi nghiệp theo vùng của Viện Công nghệ
Massachusetts.
Tổng quát về hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang ở những
giai đoạn đầu của cấp độ 3 (hệ sinh thái đang phát
triển) về văn hóa khởi nghiệp, cũng như về mật độ
khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Cấp
độ 2 (hệ sinh thái nền tảng) về chính sách nhà nước,
môi trường pháp lý cũng như về nhân lực cho khởi
nghiệp. Hiện tại, cơ chế chính sách khuyến khích
đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cơ chế gọi
vốn cộng đồng của Việt Nam đã và đang dần được
hoàn thiện. Để hướng dẫn hoạt động đầu tư cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp
sáng tạo theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV,
ngày 11/3/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Nghị định này quy
định cụ thể cách thức hình thành và hoạt động của
quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tạo cơ sở pháp lý
quan trọng cho việc ra đời của các tổ chức cũng hỗ
trợ trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Ðây là
tiền đề cơ bản để sự phát triển của thị trường vốn
cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong
thời gian tới. Theo nghiên cứu của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam, các DN khởi nghiệp
sáng tạo tại Việt Nam thường gặp những vướng
mắc, hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất,
hạn chế về vốn: Các DN khởi nghiệp
thường được bắt đầu bằng nguồn vốn tự có hạn hẹp
của các thành viên sáng lập, khả năng vay vốn ngân
hàng hoặc kêu gọi các quỹ đầu tư thấp.
Thứ hai,
hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu
phát triển: Các DN khởi nghiệp thường không có đủ
điều kiện để trang trải các chi phí phòng thí nghiệm,
chi phí cho máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu,
dẫn tới hạn chế trong phát triển ý tưởng, sản phẩm
Thứ ba,
hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành
kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển: Các DN
khởi nghiệp và đặc biệt là các sáng lập viên, nhân
sự chủ chốt chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công