22
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
trường, tìm kiếm khách hàng gia nhập thị trường
(giai đoạn gọi vốn hạt giống).
Gọi vốn cộng đồng:
Gọi vốn cộng đồng là hình thức tài trợ vốn cho
dự án thông qua sự đóng góp của một số lượng
lớn những người tham gia thông qua một website
hoặc các mạng xã hội. Thông thường, người khởi
xướng sẽ nêu ra ý tưởng/dự án của mình trên các
diễn đàn và kêu gọi góp vốn. Tuy số tiền của mỗi
NĐT nhỏ nhưng đổi lại số lượng rất lớn NĐT tham
gia. Điều này đồng nghĩa với việc chủ dự án sẽ có
cơ hội huy động được số tiền cần thiết để sản xuất
sản phẩm mẫu đầu tiên hay dùng để trang trải các
chi phí ban đầu.
Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm sáng
kiến khởi nghiệp được ươm tạo và sản phẩm khởi
nghiệp đã được kết nối với cộng đồng, các quỹ
đầu tư. Một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho
hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được
hình thành và tham gia kết nối. Với việc hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ
nhiều DN trên khắp thế giới, đặc biệt là các NĐT
đến từ các quốc gia, khu vực có cam kết tự do
thương mại, đầu tư với Việt Nam như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Liên minh châu Âu... Đây là một trong những
tác nhân để môi trường kinh doanh Việt Nam sôi
động hơn, tạo ra sức hấp dẫn và lực kéo đối với
hoạt động khởi sự, nhất là đối với DN thuộc khu
vực tư nhân trong nước.
Chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
2016 là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam
thực sự quan tâm đến DN khởi nghiệp, hướng
đến “Quốc gia khởi nghiệp”, cũng như có tầm
nhìn sâu rộng đến năm 2020. Nghị quyết số 35/
NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển
DN đến năm 2020 của Chính phủ xác định, Nhà
nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN nhỏ và
vừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có
tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Tiếp đó,
tháng 06/2017, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã
được Quốc hội thông qua đã tạo nền tảng pháp
lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DN khởi
nghiệp ở Việt Nam.
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngày 11/3/2018,
Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP
quy định chi tiết về quản lý và hoạt động của các
Quỹ đầu tư mạo hiểm. Nghị định này đã tạo điều
kiện thuận lợi để hình thành sân chơi chuyên nghiệp
cho các NĐT mạo hiểm, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ
hơn nữa các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ
khu vực tư nhân.
Hiện cũng có hơn 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm
hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến
một số tên tuổi lớn như IDG Ventures, CyberAgent
Ventures... Việt Nam cũng có hàng nghìn DN khởi
nghiệp sáng tạo đang hoạt động và thu hút được
nguồn vốn đầu tư rất lớn từ các quỹ đầu tư trong
và ngoài nước. Điển hình như mô hình ví điện tử
Momo cung cấp các dịch vụ tiện ích như chuyển
tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, thu - chi hộ…
Đến nay, mô hình này đã huy động thành công 600
tỷ đồng (khoảng 28 triệu USD) từ Quỹ Standard
Chartered Private Equity – Quỹ đầu tư thuộc Ngân
hàng Standard Chartered.
Những khó khăn, thách thức
Có thể thấy, việc đảm bảo nguồn vốn thường
xuyên để hoạt động và phát triển là một trong
những vấn đề cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN
khởi nghiệp. Cho đến nay, các DN khởi nghiệp
tại Việt Nam chủ yếu kêu gọi vốn từ các quỹ
tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về
chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, các NĐT cá
nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Các thương
vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong
khi các NĐT trong nước vẫn còn khá e dè khi đầu
tư vào các DN khởi nghiệp. Những doanh nhân
thành công ở thế hệ trước thường cẩn thận và
không mạo hiểm đầu tư vào những DN mới. Một
điều trái với các nước trên thế giới, những NĐT
ở Việt Nam thường ít quan tâm đến khởi nghiệp
với tâm lý ngại rủi ro. Vì thế, các DN khởi nghiệp
ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút
vốn đầu tư.
Mặc dù số lượng các quỹ nước ngoài, tập đoàn,
NĐT, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam
Hình 1: Chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp
Nguồn: FTI