TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 26

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
25
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định
nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp là “tổng hợp các mối
liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ
thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức
khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu
tư “thiên thần”, hệ thống ngân hàng…) các cơ quan
liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước,
các quỹ đầu tư công…) và tiến trình khởi nghiệp (tỷ
lệ thành lập doanh nghiệp (DN), số lượng DN có tỷ
lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp…)
tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại
địa phương”.
Tại Việt Nam, định nghĩa khởi nghiệp sáng tạo
là có các ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ,
công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng
tăng trưởng nhanh. Như vậy, có thể khái quát hệ
sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay
một vùng lãnh thổ thiết lập các tác nhân kinh doanh
(như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm, các thiên
thần đầu tư, các ngân hàng, trường đại học, các
cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài
chính) kết nối với nhau để thúc đẩy hoạt động khởi
nghiệp tại quốc gia hoặc địa phương đó.
Theo các nhà nghiên cứu, sự phát triển của hệ
sinh thái khởi nghiệp lần lượt thể hiện qua các cấp
độ sau: (i) Hệ sinh thái sơ khai; (ii) Hệ sinh thái nền
tảng; (iii) Hệ sinh thái đang phát triển; (iv) Hệ sinh
thái cơ bản hoàn thiện; (v) Hệ sinh thái hiệu năng
cao; (vi) Hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ; (vii) Hệ
sinh thái tiên phong.
Theo Isenberg (2010) và Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF), một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm
09 thành phần sau: (i) Chính sách của chính phủ; (ii)
Một số vấn đề về hệ sinh thái khởi nghiệp
Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp được đề cập
rộng rãi vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Thực
chất, khái niệm này đã xuất hiện từ những năm cuối
của thập kỷ 1950 tại Mỹ, khi Thung lũng Santa Clara
(tiền thân của Thung lũng Silicon) được hình thành
và phát triển nhanh chóng. Trên cơ sở sự ra đời
của mô hình tổ chức kinh doanh dựa trên sự phát
triển gắn với vùng địa lý, khái niệm hệ sinh thái
khởi nghiệp đã được đưa ra và trở thành một thuật
ngữ được đề cập ngày càng rộng rãi trên thế giới.
Kinhnghiệmquốc tế
về xây dựnghệ sinhthái khởi nghiệp
Trịnh Đức Chiều
- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương *
Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó, việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong xây
dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, khuyến khích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khởi
nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nói riêng rất cần thiết; có tác
động quan trọng đến sự hình thành và phát triển của khu vực doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng
cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Bài viết đề cập tới hệ sinh thái khởi nghiệp và kinh nghiệm
xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp, sáng tạo, sản xuất, kinh doanh, start-up
Vietnam is an emerging country, so doing
research and learning experience in building
startup ecosystem for businesses and SMEs
innovative startups are essential which have
significant impacts on the establishment and
development of startups and of the economy
in general. The paper mentions startup
ecosystem and experience in building and
developing startup ecosystem in some
countries, and then recommends the lessons
to Vietnam.
Keywords: SMEs, startup, innovation, production, business
Ngày nhận bài: 13/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 29/3/2018
Ngày duyệt đăng: 5/4/2018
*Email:
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...109
Powered by FlippingBook