TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
61
nghiệp. Nhiều sinh viên học tại Việt Nam đã chứng
tỏ được năng lực qua các kỳ tuyển dụng và quá
trình công tác, không thua kém với các sinh viên
được đào tạo ở nước ngoài...
Năm 2017, nhiều sự kiện quan trọng của ngành Kế
toán - Kiểm toán đã diễn ra, giúp cho các hoạt động
này đi sâu hơn về bản chất, hướng tới chất lượng và sự
minh bạch. Bộ Tài chính và y ban Chứng khoán Nhà
nước đã tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát
chất lượng dịch vụ kiểm toán, phát hiện, xử lý triệt để
nhiều sai phạm. Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân
hàng Thế giới công bố Báo cáo Đánh giá sự tuân thủ
các chuẩn mực và quy tắc lĩnh vực kế toán, kiểm toán,
đi kèm với việc tăng cường tổ chức các hội thảo về định
hướng, lộ trình triển khai cũng như bổ trợ kiến thức về
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế tại Việt Nam.
Qua đó, nâng cao hơn nữa niềm tin từ các nhà đầu tư
quốc tế đối với thị trường tài chính tại Việt Nam… Bên
cạnh những kết quả tích cực đó, hiện nay, thị trường
dịch vụ kế toán, kiểm toán đứng trước những cơ hội và
thách thức sau:
Năm 2018 và các năm tiếp theo, những dự báo khả
quan về tăng trưởng đầu tư nước ngoài, thị trường tài
chính phát triển mạnh, số lượng các công ty niêm yết,
công ty đại chúng đều gia tăng các thương vụ mua
bán sáp nhập, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), kế hoạch tái cấu trúc của các DN, đặc biệt là
nhữngthayđổi trongcácquyđịnhphápluật cóliênquan
đến lĩnh vực kế toán và kiểmtoán…sẽ tiếp tục tạo sự sôi
độngđối với thị trườngkế toán, kiểmtoáncủaViệtNam.
Năm 2018, kỳ vọng Chính phủ sẽ ra quyết định liên
quan đến việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính
Quốc tế tại Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển
mạnh mẽ lĩnh vực kế toán - kiểm toán của Việt Nam
trong các năm tiếp theo, tạo động lực hội nhập sâu rộng
với khu vực và thế giới, qua đó nâng cao hơn nữa niềm
tin từ các nhà đầu tư quốc tế đối với thị trường tài chính
tại Việt Nam, đem lại cơ hội lớn cho thị trường kiểm
toán độc lậpViệt Nam. Trong khi đó, thị trường dịch vụ
kế toán và kiểm toán thống nhất đang hình thành trong
khu vực các nướcASEAN cũng sẽmở ra cơ hội mới cho
sự phát triển và nhất thể hoá nghề kế toán, kiểm toán
trong khu vực…
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 được
nhận định là sẽ mang đến sự thay đổi cơ bản
trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó
có ngành kế toán - kiểm toán. Các công nghệ số sẽ
ngày càng phổ biến và tác động lên DN làm thay
đổi cách thức thực hành nghiệp vụ tài chính, kế
toán cũng như đặt ra những đòi hỏi nhất định về
năng lực đối với đội ngũ các chuyên gia tài chính.
Giai đoạn khởi phát của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 sẽ tạo ra cấu trúc mới cho nền kinh tế, từ đó ảnh
hưởng khá lớn đến chu trình và phương pháp kế toán,
kiểm toán. Cuộc cách mạng công nghiệp này dựa trên
nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông
minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quy trình kinh
doanh, quy trình nghiệp vụ, phương thức sản xuất
trong đó có quy trình xử lý, cung cấp thông tin cho
bộ phận kế toán và kiểm toán. Cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện
các công việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng
việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm
tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho
phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi
trường tin học hóa.
Năm 2018 mang đến cho lĩnh vực kế toán - kiểm
toán nhiều cơ hội phát triển song cũng không ít
thách thức. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN bắt đầu
triển khai việc tiến tới thừa nhận chứng chỉ hành
nghề giữa các quốc gia, thách thức lớn nhất đối với
kế toán, kiểm toán Việt Nam chính là vấn đề đào tạo,
cập nhật các chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực
cán bộ, kiểm toán viên. Trong bối cảnh kinh tế phát
triển, môi trường pháp lý yêu cầu ngày càng cao,
đòi hỏi phải gia tăng cả về số lượng, quy mô và chất
lượng dịch vụ kiểm toán, các DN kiểm toán sẽ gặp
khó khăn khi giữ chân nhân viên chủ chốt, nhiều
kinh nghiệm, đặc biệt là những người có chứng chỉ
quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu các tổ chức và tập đoàn
lớn trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, quy mô thị trường của Việt Nam còn
nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng
trưởng kinh tế - xã hội. Mặc dù, số lượng các công ty
cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán tăng nhanh song
chỉ một số công ty có khả năng về quy mô, phạm vi
và chất lượng hoạt động. Các công ty cung cấp dịch
vụ kế toán, kiểm toán đang tập trung hoạt động ở
một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
tại các địa phương khác tuy có chi nhánh nhưng
phân bổ không đều. Các DN kiểm toán sẽ đối mặt
với nhiều thách thức trong việc tăng cường niềm tin
của công chúng, các DN, nhà đầu tư vào chất lượng
dịch vụ kiểm toán cũng như việc duy trì và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng với yêu cầu thị
trường trong nước và quốc tế… Sự cạnh tranh không
chỉ giữa các công ty đang cung cấp dịch vụ kế toán
- kiểm toán truyền thống, mà còn với cả các DN phi
truyền thống và các DN công nghệ. Đã có cảnh bảo
về nguy cơ thu hẹp dịch vụ kiểm toán truyền thống,
đặc biệt khi công nghệ Blockchain được ứng dụng
rộng rãi trong lĩnh vực tài chính. Tại thời điểm này,
các công ty công nghệ như Google và Alibaba đã
cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn thuế...