TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
55
Tỷ giá ngoại tệ được xác định theo tỷ giá mua ngoại
tệ của ngân hàng thương mại nơi DN có giá trị giao
dịch ngoại tệ lớn nhất tại thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp DN cần thẩm định giá không có giao
dịch ngoại tệ tại thời điểm thẩm định giá thì xác
định theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước
công bố áp dụng tại thời điểm thẩm định giá.
Các bước tiến hành:
Bước 1:
Ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình
và tài sản tài chính của DN cần thẩm định giá. Để
ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản
tài chính của DN cần thẩm định giá, chúng ta cần
ước tính giá trị của các loại tài sản sau:
- Xác định giá trị tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình,
bao gồm: TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc,
bất động sản đầu tư; TSCĐ là máy móc, phương tiện
vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý;
- Xác định giá trị công cụ, dụng cụ; Xác định giá
trị đối với chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang,
nguyên vật liệu, hàng tồn kho; Xác định giá trị tài
sản bằng tiền; Xác định giá trị các khoản phải thu,
phải trả; Xác định giá trị khoản đầu tư; Xác định chi
phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký
cược ngắn hạn và dài hạn theo sổ sách kế toán;
- Giá trị tài sản tài chính dưới dạng hợp đồng
được ưu tiên áp dụng phương pháp chiết khấu
dòng thu nhập trong tương lai.
Bước 2:
Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình
của DN cần thẩm định giá.
TSVH của DN cần thẩm định giá bao gồm những
TSCĐ vô hình đã được ghi nhận trong sổ sách kế
toán và các tài sản vô hình khác được xác định thỏa
mãn 2 điều kiện: Không có hình thái vật chất (tuy
nhiên một số TSVH có thể chứa đựng trong hoặc
trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật
chất là không đáng kể so với giá trị của tài sản vô
hình); Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu
hình về sự tồn tại của TSVH (ví dụ hợp đồng, bằng
chứng nhận, hồ sơ đăng ký, báo cáo tài chính, danh
sách khách hàng…)
Tổng giá trị các TSVH của DN cần thẩm định
giá được xác định thông qua một trong các phương
pháp sau:
- Phương pháp 1: Ước tính tổng giá trị các TSVH
của DN cần thẩm định giá thông qua việc ước tính
giá trị của từng TSVH có thể xác định và giá trị của
TSVH không xác định được (các TSVH còn lại).
Thẩm định viên thực hiện xác định giá trị của từng
TSVH có thể xác định được theo quy định tại Tiêu
chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13. Riêng giá trị
quyền sử dụng đất, quyền thuê đất được xác định
theo quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá Việt
Nam về cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ
thu nhập và thẩm định giá bất động sản.
- Phương pháp 2: Ước tính tổng giá trị các TSVH
của DN cần thẩm định giá thông qua vốn hóa dòng
thu nhập do tất cả các TSVH đem lại cho DN cần
thẩm định giá.
Bước 3:
Ước tính giá trị của DN cần thẩm định giá.
Giá trị thị
trường của
DN cần thẩm
định giá
=
Tổng giá trị các tài
sản hữu h nh và tài
sản tài chính của DN
cần thẩm định giá
+
Tổng giá trị các
tài sản vô h nh
của DN cần
thẩm định giá
Trường hợp cần xác định giá trị vốn chủ sở hữu
từ giá trị thị trường của DN cần thẩm định giá được
xác định theo phương pháp này, giá trị vốn chủ sở
hữu được xác định theo công thức sau:
Giá trị vốn chủ sở
hữu của DN cần
thẩm định giá
=
Giá trị thị trường
của DN cần
thẩm định giá
-
Giá trị các
khoản nợ
Trong đó, giá trị các khoản nợ của DN cần thẩm
định giá được xác định theo giá thị trường nếu có
chứng cứ thị trường, nếu không có thì xác định theo
giá trị sổ sách kế toán.
Giá trị thực của DN = Giá trị thị trường của tài
sản + Tài sản bằng tiền + Các khoản phải thu + Các
khoản chi phí dở dang + Giá trị tài sản ký cược, ký
quỹ ngắn hạn và dài hạn + Giá trị TSVH (nếu có) +
Giá trị lợi thế kinh doanh + Giá trị vốn đầu tư dài
hạn của DN tại các DN khác + Giá trị quyền sử dụng
đất – Các khoản nợ phải trả theo giá thị trường.
Ưu điểm của phương pháp ước tính này là giá trị
DN được biểu hiện một cách chắc chắn nhất là cơ sở
đánh giá thực tế năng lực tại thời điểm thẩm định
giá của DN, dễ dàng tính toán, ước lượng. Nhược
điểm là số liệu trên sổ sách kế toán mang tính lịch
sử, có thể kém chính xác, do năng lực của kế toán
viên; Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên
gia đánh giá tài sản; Không thể loại bỏ hoàn toàn
tính chủ quan khi tính giá trị DN; Việc định giá DN
dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được
giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển
tương lai của DN. Bên cạnh đó, phương pháp này
bị giới hạn trong trường hợp tài sản của DN chủ yếu
là TSVH như DN có thương hiệu mạnh, có bí quyết
công nghệ, ban lãnh đạo DN có năng lực và đội ngũ
nhân viên giỏi…
Một số vướng mắc khi
điều chỉnh giá trị tài sản theo giá thị trường
Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần
được sử dụng khá phổ biến khi thực hiện CPH.