TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 60

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
59
Nhiều quốc gia trên thế giới luôn chú trọng
bảo vệ hai nhóm nhà đầu tư trên, đặc biệt là
trước các rủi ro về gian lận BCTC. Đây là một
trong những cách để thu hút dòng vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài.
Giải pháp khắc phục
tình trạng thao túng báo cáo tài chính
Muốn giảm thiểu hành vi thao túng BCTC, cần
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tối ưu cấu
trúc quản trị công ty, tăng cường chất lượng kiểm
toán. Với các DN niêm yết, việc chuyển đổi sang
áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) là thiết
yếu. Nhà đầu tư phải tự trang bị cho mình phương
pháp tốt nhất trong việc phát hiện ra các hành vi
thao túng BCTC, từ đó thực thi quyền giám sát các
công ty niêm yết trên thị trường.
Tình trạng thao túng BCTC cũng có nguyên
nhân là chế tài còn yếu. Hiện nay, các biện pháp
xử lý mới chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính
theo hai nghị định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán và kế toán. Do đó, để
ngăn chặn tình trạng gian lận BCTC, cần có chế tài
đủ mạnh theo hướng phải quy thao túng BCTC là
hành vi thao túng và thu lợi bất chính trong lĩnh
vực chứng khoán để xử lý theo chế tài hình sự...
Bên cạnh đó, cùng với tăng cường hoàn thiện
hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán, công bố
thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế,
cũng như đẩy mạnh các hoạt động thanh, kiểm
tra, nhằm nâng cao chất lượng BCTC nói riêng,
quản trị công ty nói chung, để đấu tranh có hiệu
quả với hành vi thao túng BCTC, các bên tham
gia thị trường như nhà đầu tư, cơ quan quản lý,
nhà tạo lập thị trường, các hãng phân tích cần tích
cực nắm bắt và sử dụng các phương pháp phát
hiện các hành vi thao túng BCTC phù hợp với thị
trường Việt Nam.
Ở nhiều thị trường, hành vi thao túng BCTC
được coi là vi phạm nghiêm trọng, nên họ áp dụng
chế tài hình sự để xử lý nhằm đảm bảo tính răn
đe. Tại thị trường phát triển như Mỹ, sau sự kiện
gian lận xảy ra ở Công ty Enron năm 2002, Mỹ ban
hành Luật Quản trị công ty. Cùng với đó, Mỹ thành
lập y ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng
(PCAOB). y ban này quản lý cả chất lượng kế toán
lẫn kiểm toán.
Tại Việt Nam, do hệ thống chuẩn mực kế toán
còn đơn giản, thị trường phát triển chưa lâu, nên
các hành vi phạm không quá khó để phát hiện. Vấn
đề là nhà quản lý cần quyết tâm đấu tranh với các
hành vi vi phạm này, để gia tăng niềm tin trong giới
đầu tư, cũng như tăng tính hấp dẫn cho thị trường
chứng khoán.
Việt Nam khó có thể thành lập PCAOB độc lập
như Mỹ, nhưng có thể xem xét thành lập đơn vị
thuộc y ban Chứng khoán Nhà nước. Cùng với
đó cần sửa cơ chế DN buộc phải giải trình theo
hướng đi thẳng vào những vấn đề tiềm ẩn gian lận,
dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư như: Giao dịch với
bên liên quan lớn; giao dịch của cổ đông nội bộ,
cổ đông lớn… tránh giải trình hình thức kiểu như
chênh lệch lợi nhuận 10% so với kỳ kế toán trước,
thì thường DN giải trình theo kiểu nhờ doanh thu
tăng, chi phí giảm.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chế tài xử phạt các
vi phạm về quản trị công ty theo hướng cập nhật
nhanh các hành vi phát sinh từ thực tế, để đảm bảo
tính răn đe. Mặt khác, khẩn trương tiệm cận gần
hơn nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế, hoàn thiện
hệ thống cơ chế giám sát, xử lý vi phạm, nhất là các
vi phạm về thao túng BCTC.
Về phần mình, nhà đầu tư cần nâng cao trình
độ để nhận diện các gian lận trên BCTC để bảo vệ
mình. Cùng với đó cần nâng cao vai trò của các hội
nghề nghiệp, ở đó có nhiều chuyên gia về kế toán,
kiểm toán sẽ trợ giúp hiệu quả cho nhà đầu tư trong
nhận diện các rủi ro về gian lận BCTC, để chủ động
phòng ngừa rủi ro trong quá trình đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Bộ Luật hình sự 2015;
2. Quốc hội, Luật Chứng khoán;
3. Quốc hội, Luật Kế toán;
4. Quốc hội, Luật Kiểm toán;
5. Chính phủ, Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
và thị trường chứng khoán;
6. Chính phủ, Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Tình trạng thao túng báo cáo tài chính cũng có
nguyên nhân là chế tài còn yếu. Các biện pháp
xử lý mới chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành
chính theo hai nghị định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán và kế toán.
Để ngăn chặn tình trạng gian lận báo cáo tài
chính, cần có chế tài đủ mạnh theo hướng phải
quy thao túng báo cáo tài chính là hành vi thao
túng và thu lợi bất chính trong lĩnh vực chứng
khoán để xử lý theo chế tài hình sự...
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...109
Powered by FlippingBook