90
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
phương, cộng đồng.
Tại Việt Nam, có rất nhiều dự án tiềm năng,
tuy nhiên việc thiếu thông tin về các nguồn vốn
cung ứng hay việc không đáp ứng được các yêu
cầu về tài sản đảm bảo của hệ thống tín dụng
trong nước cũng như không thể tiếp cận các nhà
đầu tư có thể cấp vốn khiến các doanh nhân khởi
nghiệp gặp khó khăn trong việc triển khai ý tưởng
khởi nghiệp của mình. Từ kinh nghiệm các nước,
tác giả cho rằng, cần thiết xây dựng một cơ sở dữ
liệu và mạng lưới về các nhà đầu tư “thiên thần”
ở Việt Nam. Đây là các nhà đầu tư sẵn sàng tài
trợ vốn cho các DN khởi nghiệp. Mạng lưới nhà
đầu tư này không những là nơi cấp vốn tiềm năng
cho DN khởi sự mà còn cung cấp những tư vấn
cần thiết trong quá trình khởi sự cho các DN khởi
nghiệp.
Chính sách miễn giảm và ưu đãi thuế
đối v i các doanh nghiêp khơi nghiêp
Các chương trình tín dụng, thuế, đầu tư là một
chiến lược nằm trong bộ các chính sách tài chính hỗ
trợ khởi nghiệp ở hầu hết các quốc gia nhằm khuyến
khích các khoản đầu tư vào các DNNVV trong khu
vực tư nhân. Ở Việt Nam, những ưu đãi thuế cũng
đã được áp dụng đối với thuế thu nhập DN ở các
DN khởi nghiệp có dự án đầu tư tại các địa bàn kinh
tế khó khăn, hoặc lĩnh vực được ưu tiên, mức độ ưu
đãi cao nhất cho áp dụng mức thuế suất 10% trong
vòng 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế
phải nộp trong vòng 9 năm tiếp theo đối với dự án
đầu tư mới của DN khởi nghiệp tại các địa bàn đặc
biệt khó khăn, khu kinh tế hoặc thuộc các lĩnh vực
khuyến khích đầu tư như nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao. Bên
cạnh những ưu đãi trên, chính sách thuế cần xem xét
áp dụng mức thuế ưu đai hơn nưa nhằm kích thích
đổi mới sáng tạo trong khởi nghiệp, điều mà vẫn
còn yếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Chính sách hỗ trợ gián tiếp thông quamô h nh vườn ươm
Nhiều Chính phủ đã tài trợ cho quỹ vườn ươm
dựa vào trường đại học để kích thích việc thương
mại hoá đầu ra R&D. Mục tiêu của các quỹ vườn
ươm này là để vượt qua “khoảng cách của sự sáng
tạo và đổi mới”.
Ở Việt Nam, mô hình vườn ươm cũng được
triển khai áp dụng, trong đó Nhà nước hỗ trợ kinh
phí thành lập, hoạt động các vườm ươm công lập
Vườn ươm Phú Thọ (Đại học Bách khoa TP. Hồ
Chí Minh); Vườn ươm CRC (Đại học Bách khoa
Hà Nội); Vườn ươm khu Công nghệ cao Hòa Lạc;
Vườm ươm DN (Công viên phần mềm Quang
Trung TP. Hồ Chí Minh)… và các ưu đãi về thuế
(thuế thu nhâp DN, thuế nhập khẩu, thuế gia tri
gia tăng, thuế thu nhâp ca nhân…) đối với các
vườn ươm. Để mô hình vườn ươm phát huy hiệu
quả hơn nữa, Chính phủ có thể xem xét gia tăng
các ưu đãi như hỗ trợ cơ sở hạ tầng vườn ươm
trong giai đoạn đầu hình thành và sau đó thực
hiện theo cơ chế tự chủ. Ngoài ra, cần có cơ chế,
chính sách để khuyến khích việc hình thành các
vườn ươm tư nhân, vừa kêu gọi vốn trong cộng
đồng hỗ trợ sự phát triển đổi mới, sáng tạo, vừa
giảm gánh nặng ngân sách và áp lực quản lý cho
các cơ quan nhà nước.
Xây dựng sàn giao dịch chứng khoán
cho các doanh nghiêp khơi nghiêp
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các DN khởi
nghiệp có nhu cầu về vốn rất cao, tuy nhiên, khả
năng tiếp cận vốn hạn chế do những “thất bại
của thị trường” như: Bất cân xứng thông tin về
các nguồn vốn, các định chế cho vay ưa thích cho
vay đối với các DN lớn để giảm thiểu rủi ro… va
một kênh huy động vốn khả thi mà các quốc gia
hướng tới là thị trường chứng khoán. Tuy nhiên,
các DN khởi nghiệp có thể không đủ khả năng để
được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch
chính thức và tập trung. Vi vây, một số quốc gia
đã thành lập sàn giao dịch riêng cho các DNNVV,
mang tính chất của một sàn OTC với các quy định
lỏng lẻo hơn, ví dụ sàn TIGER của Đài Loan, sàn
First North của Đan Mạch... Điều này hoàn toàn có
thể áp dụng tại Việt Nam nhằm giúp các DN khởi
nghiệp dễ dàng huy động vốn trực tiếp từ xã hội và
góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn trong thời gian
khởi sự và phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Thị Tư (2016), Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho DN khởi
nghiệp, Tạp chí Tài chính, k 1 tháng 9/2016;
2. Nguyễn Viết Lợi (2016), “Bệ đỡ” cho các DN khởi nghiệp từ chính sách tài
chính, Tạp chí Tài chính, k 1 tháng 9/2016;
3. Acs, Zoltan, J., Bo Carlsson&Charlie Karlsson (1999), The Linkages Among
Entrepreneurship, SMEs and the Macroeconomy. In Entrepreneurship,
Small & MediumSized Enterprises and the Macroeconomy, eds Z. Acs,
B. Carlsson and C. Karlsson, pp. 3- 42. UK: Cambridge University Press;
4. Audretsch, David & Roy Thurik (2001) What’s New about the New
Economy? Sources of Growth in the Managed and Entrepreneurial
Economies. Industrial and Corporate Change, 10 (1), pp. 267-315;
5. Australian Bureau of Statistics (1999), Small and Medium Enterprises:
Business Performance Survey. Canberra, September;
6. Baljé, Sander & Pieter Waasdorp (2001), Entrepreneurship in the 21st