TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
95
Với những chính sách cải thiện môi trường kinh
doanh nói chung và xây dựng hệ sinh thái khởi
nghiệp nói riêng, Việt Nam đã có những bước đi
đầu tiên để hướng tới hình ảnh một “Quốc gia khởi
nghiệp”. Lần đầu tiên chỉ số khởi nghiệp Việt Nam
được thực hiện vào năm 2014, với các yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp, gồm:
Chính sách, quy định của Chính phủ; Văn hóa và
chuẩn mực xã hội; Giáo dục; Cơ sở hạ tầng; Thị
trường; Tài chính cho kinh doanh; Chuyển giao
công nghệ; Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Chương
trình hỗ trợ của Chính phủ.
Nhờ các chương trình trợ giúp trên, DNNVV
cũng như các DN khởi nghiệp đã phần nào tiếp cận
được nguồn tài chính, tín dụng; tự tin trong kinh
doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh... phát
triển ổn định, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã
hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động...
Báo cáo được công bố gần đây do Tập đoàn
Amway phối hợp cùng Trường Đại học Technische
Universitat Munchen (TUM) và Công ty nghiên
cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumforschung
(GfK) thực hiện cho thấy, Việt Nam dẫn đầu thế giới
về tinh thần khởi nghiệp, đứng thứ 2 về thái độ tích
cực với khởi nghiệp. Báo cáo có sự tham gia của
50.861 người từ 14 tuổi trở lên tại 45 quốc gia trên thế
giới. Cụ thể, 91% người Việt được khảo sát cho biết,
họ xem chuyện bắt đầu một công việc kinh doanh
mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước. 95%
có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm
chủ. Tỷ lệ người Việt có thái độ tích cực với khởi
nghiệp, cao hơn mức trung bình thế giới, vốn chỉ
dừng lại ở 77%. Bên cạnh đó, 96% người Việt được
khảo sát cho rằng, họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái
với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng;
76% người Việt muốn khởi nghiệp “để được độc lập
trong kinh doanh và tự chủ trong công việc kinh
doanh của mình. Theo báo cáo của Topica Founder
Institute (TFI), năm 2017 Việt Nam có 92 DN khởi
nghiệp được rót vốn tổng giá trị các thương vụ đầu
tư đạt 291 triệu USD, tăng 42% so với năm trước.
Những hạn chế, tồn tại cần giải quyết
Thực tế cho thấy, số DN khởi nghiệp ở Việt Nam
không có cơ hội “mừng sinh nhật lần 2” cũng chiếm
tỷ lệ rất lớn. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia
phân tích là do đa số DN khởi nghiệp thường non
trẻ, đội ngũ nhân sự chỉ là những người làm chuyên
môn nên thiếu kiến thức cần thiết về thủ tục hành
chính, pháp lý…
Khảo sát cho thấy, các cơ chế, chính sách hỗ trợ
khu vực DNNVV, DN khởi nghiệp còn thiếu tính
đồng bộ và hệ thống, vẫn còn tồn tại sự xung đột.
Một số chính sách còn thiếu quy định cụ thể áp
dụng cho DNNVV; mang nặng tính khuyến khích
và chung chung như: hỗ trợ về mặt bằng sản xuất,
tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công.
Quy mô hỗ trợ DN còn hạn hẹp, hiện chỉ mới
tập trung vào hỗ trợ vườn ươm DN, bảo lãnh tín
dụng, chính sách tư vấn về quản trị kinh doanh
và nâng cao hiệu quả sản xuất. Các hỗ trợ theo cơ
cấu vùng, miền và ngành nghề chưa hợp lý, nhiều
chính sách còn thiếu hỗ trợ đặc thù cho khu vực
nông thôn, miền núi và trong các ngành Nông –
lâm - thuỷ sản.
Hoạt động trợ giúp đối với các DNNVV đến
nay vẫn chưa phát huy được tác dụng, còn chồng
chéo và phân tán, chưa có trọng tâm, trọng điểm.
Tỷ lệ DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng
thấp, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV kém hiệu
quả, khó khăn trong tiếp cận đất đai… Bên cạnh đó,
các cơ quan Trung ương và địa phương còn thiếu
những đánh giá cụ thể về hoạt động của DNNVV.
Hệ thống triển khai các chương trình, chính sách trợ
giúp DNNVV chưa được kiện toàn từ Trung ương
tới địa phương.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay cho thấy, hầu hết
các DN có quy mô rất nhỏ; cơ cấu ngành, lĩnh vực
hoạt động của khu vực chưa hợp lý; trình độ công
nghệ thấp, chưa tận dụng và tranh thủ được công
nghệ của các DN đầu tư nước ngoài cũng như sự hỗ
trợ của DN lớn; trình độ quản lý yếu kém; kỹ năng
của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Tự
thân các DN cũng chưa tạo được độ tin cậy cao, năng
lực cạnh tranh kém, chưa bảo đảm về vệ sinh, an
toàn và bảo vệ môi trường. Khả năng đàm phán, tiếp
cận thị trường xuất khẩu, công nghệ, tiêu chuẩn môi
trường nước ngoài còn nhiều hạn chế; gặp nhiều cản
Hình 1: So sánh các chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam
với khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới
Nguồn: Global Entrepreneurship Index 2016