TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 94

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
93
Bộ Công trình công cộng của Chile (MOP) được
giao làm cơ quan thực hiện mọi dự án PPP, tiếp
nhận đề xuất và phê duyệt dự án theo một quy
trình thẩm định rõ ràng. MOP nhận đề xuất từ
các cơ quan chính phủ hoặc nhà đầu tư tư nhân.
Cơ quan Quy hoạch quốc gia phải xem xét và phê
duyệt phân tích kỹ thuật và kinh tế của dự án.
Hội đồng nhượng quyền - dưới sự chỉ đạo của Bộ
trưởng MOP, với một cố vấn được MOP lựa chọn
và bốn chuyên gia khác đại diện cho ngành xây
dựng, kinh tế, luật và kiến trúc của Đại học Chile.
Bộ Tài chính Chile phải chấp thuận hồ sơ mời thầu
PPP hoặc có ý kiến về bất kỳ thay đổi nào trong
quá trình đấu thầu và bất kỳ thay đổi quan trọng
nào trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Bộ
trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định trao hợp đồng
PPP cho nhà thầu trúng thầu. Để quản lý thực hiện,
Bộ Tài chính Chile đã thành lập một đơn vị Nghĩa
vụ dự phòng, xem xét tất cả các dự án cụ thể trước
khi phê duyệt và tính toán giá trị trách nhiệm của
Chính phủ ban đầu và trong suốt quá trình thực
hiện hợp đồng.
Chile là quốc gia có khung pháp lý về PPP đầy
đủ và có nhiều kinh nghiệm trong triển khai PPP.
Để triển khai thành công các dự án PPP, Chile đã
đưa ra nhiều cơ chế hỗ trợ của Chính phủ. Cụ
thể như:
- Hỗ trợ doanh thu tối thiểu: Chính phủ hỗ trợ
cho các dự án PPP để nhà đầu tư được đảm bảo
doanh thu tối thiểu đến 70% chi phí hoạt động, vốn
và chi phí bảo trì, lợi nhuận trên 15% sẽ được chia
sẻ với Chính phủ.
- Bảo lãnh rủi ro tỷ giá khi tỷ giá thay đổi nhiều
hơn 10%.
- Hỗ trợ các chi phí xã hội (Giải phóng mặt bằng,
tái định cư).
- Cơ chế phân phối thu nhập, đảm bảo nhà đầu
tư tư nhân được hưởng thu nhập ổn định.
- Phí thu điều chỉnh theo lạm phát.
- Hoàn trả một phần chi phí nghiên cứu trong các
đề xuất tư nhân.
- Nhà đầu tư được phép sử dụng các công trình
công cộng như những tài sản đảm bảo cho quá trình
nhượng quyền.
Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trên cơ sở thực tiễn kinh nghiệm PPP trong phát
triển kết cấu hạ tầng của Hàn Quốc và Chile đã triển
khai có thể gợi mở ra cho Việt Nammột số vấn đề sau:
Thứ nhất,
khi thực hiện dự án PPP cần phải
xây dựng hệ thống chính sách và pháp luật hoàn
chỉnh và ổn định. Ở cả hai nước nêu trên khi thực
hiện cơ chế hợp tác công tư đều ban hành bộ luật
chuyên biệt. Những bộ luật đó đã điều chỉnh tất
cả các mối quan hệ của Nhà nước và các tổ chức,
cá nhân có liên quan trong việc thực hiện PPP, kể
cả các vấn đề kỹ thuật của PPP. Đồng thời, sau
quá trình thực thi thì tổ chức tổng kết rút kinh
nghiệm để sửa đổi toàn diện và kỹ lưỡng để đảm
bảo tính ổn định của pháp luật. Đây là điều kiện
tiên quyết cho thành công của dự án PPP, giúp gia
tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đồng thời
đảm bảo dự án PPP đạt hiệu quả đối với cả Nhà
nước và nhà đầu tư.
Thứ hai,
để đưa ra các quyết định đầu tư hợp
lý, Nhà nước cần chủ động phối hợp với nhà đầu
tư nghiên cứu và dự báo môi trường, rủi ro kinh
doanh; những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư và
khai thác các dự án PPP. Cần xây dựng cơ chế phân
chia rủi ro và giải quyết tranh chấp, xác định giá,
phí dịch vụ; cơ chế ưu đãi cho từng trường hợp cụ
thể vừa đảm bảo yêu cầu của Nhà nước vừa đảm
bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Những rủi ro
cần được tính toán khi xây dựng các dự án PPP là:
rủi ro do nhu cầu biến động; rủi ro tỷ giá; rủi ro
gắn với tiếp nhận và vận hành các công trình dự
án; rủi ro do nhận thức và thực tiễn kinh doanh.
Thứ ba,
xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu
tư các dự án kết cấu hạ tầng như: hỗ trợ về thuế,
phí; thưởng khi hoàn thành xây dựng dự án sớm;
bảo đảm về tỷ giá; kết nối doanh nghiệp với các
tổ chức tín dụng; hỗ trợ công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng…
Thứ tư,
xây dựng cơ chế đánh giá, lựa chọn dự án
PPP hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch.
Tài liệu tham khảo:
1. PhạmThiên Hoàng (2015), “Chính sách huy động nguồn lực tài chính cho phát
triển cơ sở hạ tầng hướng đến năm 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ;
2. Phạm Thiên Hoàng, Đào Xuân Tùng Anh (2015), Kinh nghiệm quốc tế về
chính sách huy động nguồn vốn tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng và
hàm ý chính sách cho Việt Nam;
3. y ban Kinh tế của Quốc hội (2013), Phương thức đối tác công - tư (PPP):
Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam;
4. WB Group (2009), Country case study: Korea (Nghiên cứu trường hợp
của HànQuốc),https://ppiaf.org/sites/ppiaf.org/files/documents/toolkits/
highwaystoolkit/6/pdf-version/korea.pdf;
5. Andrew Hill (2012), Foreign infrastructure investment in Chile: The success
of PPP through concession contracts;
6. APEC (2015), Guidebook on PPP Frameworks in APEC region, http://
aprcenter.ru/Guidebook_July2015.pdf;
7. Act No. 4773: Act on Private Investment in Infrastructure (Republic of Korea)
Đạo luật số 4773.
1...,84,85,86,87,88,89,90,91,92,93 95,96,97,98,99,100,101,102,103,104,...109
Powered by FlippingBook