7
CHỦ ĐỀ
CHÍNH SÁCHTÀI CHÍNH
PHÁT TRIỂNKHOAHỌC VÀ CÔNGNGHỆ
Cùng với quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, trong
những năm qua, Việt Nam luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, đổi
mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển khoa học và công
nghệ (KHCN). Trong mỗi giai đoạn, cơ chế chính sách và sự đầu tư
cho phát triển KHCN được Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ KHCN ban
hành đều bám sát yêu cầu thực tiễn.
Hàng năm NSNN luôn ưu tiên bố trí đủ 2% tổng chi NSNN dành
cho KHCN (tương đương 0,5 - 0,6%GDP), tốc độ tăng chi bình quân
hàng năm là 18,6%, tương đương với tốc độ tăng tổng chi NSNN.
Đến nay, NSNN vẫn là nguồn lực chủ đạo, chiếm 65-70% tổng đầu
tư toàn xã hội cho hoạt động KHCN. Cùng với mức chi 2% tổng chi
NSNN dành cho KHCN, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính
sách tài chính ưu đãi phù hợp với đặc thù của KHCN.
Ngoài ra, các cơ chế, chính sách về dự toán và sử dụng ngân
sách KHCN cũng được đổi mới theo hướng: Xây dựng định mức và
quy định bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên của các tổ chức
KHCN công lập trong dự toán các nhiệm vụ KHCN và nhiệm vụ
thường xuyên theo chức năng; Hoàn thiện cơ chế khoán kinh phí;
Đặt hàng sản phẩm KHCN; Đơn giản hóa thủ tục thanh quyết toán;
Điều chỉnh và bổ sung các nội dung chi cũng như địnhmức kinh phí
theo từng nội dung chi của nhiệm vụ KHCN…
Nhữngđổimới chính sách tài chính choKHCNđược đánhgiá làkhá
linh hoạt, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn nảy sinh những bất
cập, vướngmắc. Vướngmắc không phải vì không có tiềnmà các đề tài,
nhiệm vụ khoa học phải qua rất nhiều khâu, từ lựa chọn, thẩm định
cho đến phê duyệt đề tài. Nhiều cơ chế, chính sách đã được thực hiện
theohướnghỗtrợthuậnnhấtchohoạtđộngKHCNnhưngvớiquytrình
xét duyệt quanhiều công đoạndù có giải ngânngay thì thời điểmgiao
kinh phí cũng cách thời điểm đề xuất nhiệm vụ hàng năm. Chưa kể,
ngành KHCN còn phải áp dụng thêm quy trình thẩm định lại một lần
nữa đề tài đã được phê duyệt khi tiến hành giải ngân, khiến việc cấp
kinhphí nghiên cứuđã chậmcàng thêmchậm…
Làm thế nào để phát huy được những kết quả đã đạt được, đưa
các cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi đối với KHCN vào cuộc sống
và khắc phục được những bất cập, vướng mắc nhằm đẩy mạnh
phát triển KHCN là vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng
là nội dung Chủ đề “Chính sách tài chính phát triển khoa học và
công nghệ” Tạp chí Tài chính gửi đến độc giả trong số này.
TẠP CHÍ TÀI CHÍNH