TCTC so 5 ky 1 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
15
giảm trừ chi phí chiếm hữu vốn (hoặc chi phí thuê,
mua các yếu tố đầu vào của sản xuất) - và ưu đãi lợi
nhuận – cho phép DN giữ lại một phần lợi nhuận
thu được từ các yếu tố sản xuất đó. Tương ứng
với hai nhóm cơ chế ưu đãi nêu trên, để phát triển
KHCN, các nước thường lựa chọn các hình thức
ưu đãi chủ yếu là ưu đãi cho việc mua các trang
thiết bị có công nghệ hiện đại thông qua hình thức
khấu hao nhanh, miễn thuế nhập khẩu hoặc miễn
thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu (thuộc nhóm
ưu đãi chi phí); hoặc giảm thuế suất thuế TNDN
trong thời hạn nhất định và khấu trừ thuế đầu tư...
(ưu đãi lợi nhuận). Nếu như việc sử dụng các biện
pháp ưu đãi chi phí được thực hiện có tính tức thì
việc ưu đãi lợi nhuận được các nước sử dụng như
một phương thức hỗ trợ vốn cho DN (DN phải nộp
thuế ít, hoặc được miễn thuế có thể sử dụng số tiền
này để tiếp tục đầu tư phát triển). Việc sử dụng
đồng thời các biện pháp này sẽ mang lại kết quả
tốt nhất cho việc phát triển KHCN ở một quốc gia.
Chính sách thuế đối với phát triển khoa học
và công nghệ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mức chi cho phát triển KHCN
nói chung khoảng 0,5% - 0,6% GDP hàng năm -
khoảng 2% tổng chi NSNN (Bộ KHCN năm 2015).
Mức chi này được coi là khá thấp so với mức chi
ở một số quốc gia khác, tuy nhiên, Quốc Hội và
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành hàng loạt
các văn bản pháp luật có liên quan đến việc phát
CHÍNHSÁCHTHUẾPHÁTTRIỂNKHOAHỌCVÀCÔNGNGHỆ:
MỘTSỐVẤNĐỀĐẶTRA
TS. LÝ PHƯƠNG DUYÊN
- Học viện Tài chính
Việc sử dụng các ưu đãi thông qua chính sách tài chính và đặc biệt là chính sách thuế
nhằm phát triển các hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp đã và đang được
nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Bài viết làm rõ những cơ sở lý luận của việc sử dụng
chính sách ưu đãi thuế nhằm phát triển khoa học công nghệ, đồng thời đánh giá những
chính sách thuế đối với phát triển khoa học công nghệ hiện hành và đề xuất kiến nghị cho
thời gian tới.
Cơ sở lý luận
Hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) có
thể được hiểu bao gồm những nội dung chính là
nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo về
KHCN và các dịch vụ KHCN. Trong đó, nghiên
cứu và phát triển (Research and Development-
R&D) chiếm vị trí chủ đạo và là chìa khóa cho sự
phát triển của doanh nghiệp (DN), góp phần khẳng
định vị thế cạnh tranh của một quốc gia.
Do nhận thức được vai trò trên nên chi phí cho
nghiên cứu và phát triển ở các nước ngày càng
có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng khoản chi cho
nghiên cứu và phát triển trong tổng GDP ở một
số quốc gia trong Tổ chức Hợp tác phát triển kinh
tế (OECD) bình quân là 2%, một số quốc gia có tỷ
lệ cao là Israel: 4,21% và Hàn Quốc: 4,15% (OECD,
2013). Đồng thời, với việc tăng chi tiêu, các nước
cũng áp dụng nhiều biện pháp như hỗ trợ vốn,
phát triển thị trường công nghệ và đặc biệt là các
chính sách mang tính ưu đãi về thuế - đây được
coi như một khoản chi ngân sách và thường được
gọi là chi tiêu thuế.
Các chính sách thuế cho phát triển KHCN có
thể định hướng ưu đãi theo nhiều cách và nhiều
kiểu kết hợp dựa trên một trong 6 tiêu chí cơ bản
như: (1) theo loại nhà đầu tư; (2) theo quy mô đầu
tư; (3) theo loại hình kinh doanh hoặc ngành; (4)
theo yếu tố đầu vào; (5) theo khu vực địa lý và (6)
theo loại thị trường. Cơ chế ưu đãi cũng được chia
thành hai nhóm là ưu đãi chi phí thông qua việc
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...86
Powered by FlippingBook