TCTC so 5 ky 1 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
11
công như trên, các định mức chi quy định tại Thông
tư liên tịch số 55 cũng đã được điều chỉnh tăng từ
2- 3 lần so với quy định hiện hành, phù hợp hơn
với thực tế; bổ sung quy định tính dự toán đăng ký
quyền sở hữu, viết bài đăng bao để tuyên truyền,
mở rộng kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án…
c) Thông tư hướng dẫn cơ chế khoán chi thực
hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng NSNN. Trong
thời gian qua, việc sử dụng kinh phí thực hiện
đề tài, dự án KHCN được thực hiện theo phương
thức khoán chi quy định tại Thông tư liên tịch số
93/2006/TTLT-BTC-BKHCN. Theo đó, chỉ thực hiện
khoán chi đối với các nội dung chi có tính chất
thường xuyên trong cơ cấu dự toán chi nhiệm vụ
KHCN. Sau đó, ngày 17/10/2014 Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 95/2014/NĐ-CP với nhiều nội
dung đổi mới về cách thức quản lý và sử dụng kinh
phí thực hiện nhiệm vụ KHCN, thực hiện khoán
kinh phí toàn bộ hoặc khoán kinh phí từng phần
gắn với kết quả cuối cùng. Việc này cho thấy cần
thiết nghiên cứu và xây dựng Thông tư liên tịch sửa
đổi, bổ sung, thay thế Thông tư liên tịch số 93/2006/
TTLT-BTC-BKHCN. Hiện nay, dự thảo Thông tư
đang được hoàn thiện, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành,
địa phương dự kiến sẽ ban hành trong quý III/2015
với những nội dung tiếp cận theo hướng đổi mới
cách thức quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện
nhiệm vụ KHCN như sau:
- Quy định cụ thể các tiêu chí và điều kiện đối
với các loại hình nhiệm vụ KHCN được xác định
khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; các tiêu chí và
điều kiện đối với loại hình nhiệm vụ KHCN được
xác định khoán chi từng phần.
- Quy định cụ thể về thủ tục tạm ứng kinh phí,
thủ tục thanh quyết toán các phần kinh phí được
khoán và không được khoán, đồng thời quy định
trách nhiệm kiểm soát, quản lý sử dụng kinh phí
đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá
trình triển khai thực hiện nhiệm vụ
- Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí tiết kiệm
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, theo đó quy
định chế độ khen thưởng, khuyến khích cho các cá
nhân trực tiếp triển khai nhiệm vụ...
- Quy định trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm chủ động
sử dụng kinh phí được giao khoán để có thể: điều
chỉnh mục chi, nội dung chi, định mức chi, kinh
phí giữa các phần công việc được giao khoán
nhằm thực hiện một cách có hiệu quả kinh phí
giao khoán để đạt được các yêu cầu về khoa học
theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ.
không đem lại được kết quả KHCN tương xứng.
Bên cạnh việc giao dự toán kinh phí thực hiện
nhiệm vụ KHCN, Nghị định 95/2014/NĐ-CP đã
quy định cơ chế và điều kiện sử dụng NSNN để
mua các sản phẩm KHCN khi các sản phẩm KHCN
khi các sản phẩm này có kết quả tích cực và có địa
chỉ sử dụng.
b) Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Bộ KHCN số
55/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng
dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết
toán kinh phí đối với nhiệm vụ KHCN có sử dụng
ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, việc xây
dựng dự toán kinh phí NSNN thực hiện nhiệm vụ
KHCN được thực hiện theo quy định tại Thông tư
liên tịch Bộ Tài chính, Bộ KHCN số 44/2007/TTLT/
BTC-BKHCN ngày 07/5/2007. Tuy nhiên, sau 7 năm
thực hiện Thông tư này đã bộc lộ một số hạn chế
trong quá trình quản lý như: do sự biến động của
giá cả, thay đổi của chế độ tiền lương nên nhiều
định mức chi quy định đã lạc hậu, không còn phù
hợp với thực tiễn; Chưa quy định một số nội dung
chi cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
KHCN như tiền công lao động, chi thuê chuyên gia,
tư vấn độc lập, chi đăng ký bản quyền, chi đăng bài
công bố kết quả công trình KHCN…
Khắc phục tình trạng trên, ngày 22/4/2015 Bộ Tài
chính và Bộ KHCN đã ban hành Thông tư liên tịch
số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN thay thế Thông tư
liên tịch số 44. Có hiệu lực thi hành từ ngày 7/6/2015,
Thông tư liên tịch số 55 sẽ đáp ứng được nguyện
vọng của các nhà khoa học lâu nay, khắc phục được
các tồn tại, hạn chế. của Thông tư liên tịch số 44.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55 thì
tiền công, thu nhập của chủ nhiệm đề tài, dự án
KHCN được cơ cấu trong dự toán kinh phí thực
hiện nhiệm vụ KHCN hàng tháng có thể lên tới gần
20 triệu đồng. Với những đề tài, dự án KHCN được
áp dụng cơ chế khoán chi thì tiền công và thu nhập
của những người tham gia đề tài, dự án còn có thể
gấp nhiều lần mức dự toán trên. Đây là một trong
các nội dung đột phá của Thông tư liên tịch số 55, đã
thừa nhận và đưa ra phương pháp tính toán đầy đủ
tiền lương, tiền công tương xứng với mức độ tham
gia và mức độ đóng góp của các nhà khoa học trong
dự toán kinh phí nhiệm vụ KHCN. Việc quy định
này cũng sẽ làm cho việc xây dựng và quản lý dự
toán nhiệm vụ KHCN được công khai, minh bạch
hơn, đồng thòi cũng khắc phục được tình trạng một
nhà khoa học đứng tên, kê khai trong quá nhiều đề
tài dự án, nhưng mức độ tham gia, đóng góp không
tương xứng với thu nhập được hưởng.
Bên cạnh quy định cách tính tiền lương, tiền
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...86
Powered by FlippingBook