88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
không được uốn nắn kịp thời dẫn đến phải kỷ luật
cán bộ. Rút kinh nghiệm từ những hạn chế trên, Ninh
Bình chỉ đạo đánh giá và quản lý cán bộ phải thực
hiện theo quy chế, trong đánh giá phải làm rõ những
mặt mạnh, những hạn chế. Phương pháp đánh giá
là dựa vào tập thể, cấp trên quản lý, cơ quan tổ chức
đánh giá và coi trọng khâu cán bộ tự đánh giá. Nhờ
làm tốt những yêu cầu trên và rút kinh nghiệm
thường xuyên, tỉnh Ninh Bình đã đưa công tác đánh
giá và quản lý cán bộ đi vào nền nếp, hiệu quả, làm
cho quy hoạch cán bộ cũng như công tác đánh giá và
quản lý cán bộ, công chức của Tỉnh đi vào chất lượng.
Ba là,
xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ
theo một quy trình hoàn chỉnh. Các cấp ủy Đảng ở
Ninh Bình xác định rõ, xây dựng và thực hiện quy
hoạch cán bộ phải tuân thủ quy trình hoàn chỉnh
gồm các khâu: Đánh giá, lựa chọn đưa vào nguồn;
đào tạo, bồi dưỡng; giao việc thử thách; đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ. Những năm qua, các cấp, các ngành
của Tỉnh đã thực hiện tốt quy trình trên.
Bốn là,
nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức quản lý kinh tế. Qua tổng
kết thực tiễn rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cho thấy, phải thực hiện tốt 4 vấn
đề: Phân loại và xác định rõ đối tượng đào tạo; Đổi
mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương thức
đào tạo; Xây dựng cơ chế chính sách; Đầu tư nâng
cấp các cơ sở đào tạo.
Năm là,
thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công
chức đồng thời sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ.
Ở tỉnh Ninh Bình các cấp, các ngành được chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn cán bộ
của Trung ương, đến nay, nhìn chung quy hoạch cán
bộ của tỉnh Ninh Bình cơ bản thực hiện được yêu cầu
tiêu chuẩn hóa, đảm bảo được tính liên tục, tính kế
thừa và từng bước được trẻ hóa, đặc biệt tỷ lệ cán bộ
nữ không ngừng được tăng lên.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam khóa XI, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2012, tr.8-9;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
vị chưa thực sự coi trọng và quan tâm đến công tác
quy hoạch cán bộ; Quy hoạch chưa gắn chặt chẽ với
đào tạo, sử dụng và luân chuyển cán bộ, chất lượng
và hiệu quả quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chưa cao; Quy hoạch cán bộ chưa thực sự trở thành
căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và luân
chuyển cán bộ…
Những hạn chế nêu trên bắt nguồn từ những
nguyên nhân chủ yếu như: Người đứng đầu cấp ủy
và thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy
đủ và đúng đắn công tác cán bộ trong đó có công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản
lý kinh tế; Các cơ quan tham mưu của cấp ủy chưa
chủ động đề xuất xây dựng và thực hiện quy hoạch
cán bộ…
Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn chỉ đạo công tác quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ ở tỉnh Ninh Bình trong
những năm qua có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm chủ yếu sau:
Một là,
tăng cường công tác chính trị tư tưởng
đi đôi với xây dựng và thực hiện các quy chế cụ thể
về công tác cán bộ. Do những năm trước đây, công
tác cán bộ ở Ninh Bình chưa có sự chỉ đạo thực hiện
thống nhất (nhất là cấp xã) nên cùng một địa phương
lại làmnhiều kiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng chắp
vá; đánh giá, tuyển chọn thiếu công tâm, khách quan
nên chưa phát hiện và lựa chọn được những người
giỏi, có năng lực và phẩm chất tốt đưa vào nguồn
đào tạo cán bộ. Căn cứ vào chủ trương, nghị quyết
của Trung ương, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung
ương, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Ninh Bình đã vận dụng
để xây dựng các quy chế về công tác quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh,
đồng thời xây dựng được cơ chế, chính sách đối với
cán bộ, nhất là chính sách đãi ngộ, chính sách đầu tư
cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ… Nhờ đó, Ninh Bình
đã đổi mới được công tác quy hoạch và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, xây dựng được đội ngũ cán bộ khá
ổn định, thích ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khắc phục những hạn
chế, bất cập trong công tác quy hoạch, đào tào, bồi
dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Hai là,
đổi mới chất lượng đánh giá và quản lý
cán bộ, công chức. Những năm qua, đa số các sai
phạm khuyết điểm của cán bộ, công chức, đảng viên
thường là quần chúng nhân dân phát hiện, tố giác.
Khi thanh tra, kiểm tra mới thấy việc đánh giá và
quản lý cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng còn nhiều
sơ hở, yếu kém, cùng với việc thiếu dân chủ và công
khai, những sai phạm trong quản lý kinh tế - xã hội
Nhờ rút kinh nghiệm thường xuyên, Tỉnh Ninh
Bình đã đưa công tác đánh giá và quản lý cán
bộ đi vào nền nếp, hiệu quả, làmcho quy hoạch
cán bộ cũng như công tác đánh giá và quản lý
cán bộ, công chức của Tỉnh đi vào chất lượng.