TCTC so 5 ky 1 - page 6

8
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỔIMỚICƠCHẾQUẢNLÝ,TẠOĐỘNGLỰCTHÚCĐẨY
PHÁT TRIỂNKHOAHỌC VÀ CÔNGNGHỆ ỞNƯỚC TA
TS. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG -
Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tháng 11/2012 về
phát triển khoa học và công nghệ đã vạch ra mục tiêu phát triển mạnh mẽ khoa học công
nghệ trong giai đoạn mới. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn đã và đang được các
bộ, ngành triển khai rất tích cực nhằm tạo bước chuyển biến mới về chính sách quản lý và
cơ chế tài chính đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Đầu tư của Nhà nước cho phát triển khoa học
và công nghệ
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện ngân
sách nhà nước (NSNN) còn khó khăn nhưng việc
đầu tư cho khoa học công nghệ (KHCN) luôn luôn
đảm bảo 2% tổng chi NSNN, là một trong các lĩnh
vực đạt tốc độ tăng chi cao nhất trong chi NSNN.
Về cơ cấu chi, trong tổng chi NSNN cho hoạt
động KHCN giai đoạn 2001-2015, chi đầu tư phát
triển chiếm bình quân 34,3%, chi thường xuyên
chiếm bình quân 46,4% và chi KHCN cho các nhiệm
vụ đặc biệt, và từ nguồn thu nhập trước thuế để lại
cho các doanh nghiệp đầu tư KHCN theo quy định
chiếm bình quân 19,3%. Xét theo giá trị tuyệt đối, từ
năm 2001 đến năm 2015, lĩnh vực KHCN được bố
trí vốn từ đầu tư phát triển là 51.786 tỷ đồng (ngân
sách trung ương là 27.392 tỷ đồng và ngân sách địa
phương là 24.394 tỷ đồng), chi thường xuyên là
69.977 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 53.189 tỷ
đồng và ngân sách địa phương là 16.788 tỷ đồng)
chi KHCN trong an ninh, quốc phòng và từ nguồn
thu nhập trước thuế để lại cho các doanh nghiệp
đầu tư KHCN theo quy định là 29.080 tỷ đồng.
Về tốc độ chi, hàng năm bình quân tăng 17%.
Xét trong cả giai đoạn, tổng chi NSNN cho KHCN
giai đoạn 2011-2015 cao gấp 5,6 lần so với giai đoạn
2001-2005 và gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006-2010.
Những số liệu trên cho thấy Nhà nước đã thực
sự quan tâm đến đầu tư nguồn lực tài chính phát
triển KHCN. Tuy nhiên, KHCN ở nước ta phát triển
tương xứng với sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước
và kỳ vọng của xã hội. Vấn đề này đã được Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 chỉ rõ: “Hoạt
động KHCN nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực
sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động
KHCN chưa được chú trọng; Đầu tư cho KHCN còn
thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc đào tạo, trọng
dụng, đãi ngộ cán bộ KHCN còn nhiều bất cập. Cơ
chế quản lý hoạt động KHCN chậm được đổi mới.
Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KHCN
chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…”.
NGUỒN LỰC TỪ NSNN DÀNH CHO KHCN (TỶ ĐỒNG)
Chỉ tiêu
Giai đoạn
2001-2005
Giai đoạn
2006-2010
Giai đoạn
2011-2015
I. Tổng chi NSNN
811.115 2.092.680 4.603.650
II. Tổng chi KHCN
16.488
42.352 92.003
Tổng chi KHCN/
Tổng chi NSNN
2%
2% 2%
1. Chi đầu tư phát triển
5.854
15.132 30.800
Tỉ lệ trên tổng chi (%)
36% 36% 34%
Ở trung ương
4.416
7.701 15.275
Ở địa phương
1.438
7.431 15.525
2. Chi thường xuyên
(chi sự nghiệp)
10.364
20.680 38.933
Tỉ lệ trên tổng chi (%)
63% 49% 42%
Ở trung ương
7.886
15.695 29.608
Ở địa phương
2.478
4.985
9.325
3. Chi nhiệm vụ
KHCN khác
270
6.540 22.270
Tỉ lệ trên tổng chi (%)
1% 15% 25%
Nguồn: Bộ Tài chính
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...86
Powered by FlippingBook