10
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở nghiên cứu
khoa học cơ bản, chiến lược phục vụ quản lý nhà
nước giai đoạn 2011-2020; (5) Quy định nguyên tắc,
tiêu chí phân bổ kinh phí cho hoạt động KHCN; (6)
Hướng dẫn khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đối
với nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN.
Đổi mới cơ chế tài chính đối với phát triển KHCN
Các chính sách, chế độ đặc thù
Trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính
đã được ban hành tương đối đồng bộ, theo hướng
tạo thêm thuận lợi cho KHCN phát triển. Ví dụ như:
- Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với tổ chức KHCN chuyển đổi:
Thông tư liên tịch Bộ Tài chính, Bộ KHCN, Bộ
Nội vụ số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày
5/6/2006 hướng dẫn cụ thể các nội dung về thực
hiện tự chủ theo Nghị định 115…
- Hướng dẫn việc thực hiện khoán kinh phí thực
hiện nhiệm vụ KHCN: Thông tư liên tịch Bộ Tài
chính, Bộ KHCN số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN
ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí
đề tài, dự án KHCN sử dụng ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã có các văn bản
quy định về việc mở rộng phân cấp trong kiểm soát
chi kinh phí KHCN; Quy định thông thoáng trong
chuyển số dư dự toán, số dư tạm ứng và quyết toán
kinh phí KHCN…
Các chính sách, chế độ mới về quản lý tài chính
a) Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014
quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt
động KHCN đã có nhiều đổi mới về chính sách
quản lý tài chính đối với kinh phí KHCN, trong đó,
việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN sử
dụng NSNN được tiến hành thông qua hệ thống
quỹ phát triển KHCN các cấp... Việc thay đổi này
tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương có điều
kiện huy động, đa dạng được nguồn kinh phí ngoài
NSNN cho phát triển KHCN và chủ động sử dụng
nguồn kinh phí từ quỹ để phê duyệt các đề tài, dự
án KHCN liên tục trong năm, đảm bảo tính thời sự
của các nhiệm vụ KHCN.
Đồng thời Nghị định này đã quy định rõ hơn cơ
chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đối với các
nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN.
Việc quy định rõ các tiêu chí khoán chi đến sản
phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần nhiệm
vụ KHCN đã tạo điều kiện gắn kết giữa hiệu quả sử
dụng kinh phí NSNN với kết quả thực hiện nhiệm
vụ KHCN, khắc phục tình trạng kinh phí sử dụng
hoàn thành việc chuyển đổi các tổ chức KHCN sang
hoạt động theo cơ chế mới. Vì vậy, trong năm 2015
cần kiên quyết thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi
mô hình hoạt động đối với các tổ chức này.
Thứ hai, đối với các tổ chức KHCN đã thực hiện
chuyển đổi:
(1) Rà soát, đánh giá kết quả hoạt động
đối với các tổ chức KHCN đã chuyển đổi, kịp thời
điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp với
thực tế; (2) Rà soát giảm số lượng các tổ chức KHCN
được nhận kinh phí hoạt động thường xuyên từ
NSNN; kiên quyết chuyển sang thực hiện cơ chế
tự chủ đối với những tổ chức KHCN có đủ điều
kiện. Từng bước chuyển việc bố trí kinh phí hoạt
động thường xuyên sang việc thực hiện phương
thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên
cứu và kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với hoạt
động KHCN. Đối với tổ chức nghiên cứu ứng dụng
có lộ trình giảm chi thường xuyên từ NSNN; (3)
Khẩn trương xây dựng các định mức kinh tế - kỹ
thuật, nhân công và tài chính làm căn cứ cho phân
bổ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp KHCN, đề tài
KHCN, làm cơ sở thực hiện phương thức lập dự
toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho
các cơ quan, đơn vị theo kết quả đầu ra; (4) Tiếp
tục đổi mới cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm cao
đối với đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; (5) Xây
dựng và áp dụng phương thức giao kinh phí đề tài
KHCN theo kết quả đầu ra.
Thứ ba, đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
(1)
Rà soát, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản liên
quan đến việc triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức KHCN công lập theo quy
định tại Nghị định số 115 và Nghị định 16/2015/
NĐ-CP ngày 14/12/2015 quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Xây dựng và trình
Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế hoạt động và cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực
KHCN cho phù hợp với tình hình thực tiễn; (3) Ban
hành khung định mức kinh tế kỹ thuật và phân bổ
dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên trong
nhiệm vụ của tổ chức KHCN công lập; (4) Xây
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 chỉ
rõ: “Hoạt động KHCN nhìn chung còn trầm
lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát
triển kinh tế - xã hội. Việc huy động nguồn
lực của xã hội vào hoạt động KHCN chưa được
chú trọng; Đầu tư cho KHCN còn thấp, hiệu
quả sử dụng chưa cao...