TCTC so 5 ky 1 - page 78

80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
ĐÁNHGIÁ RỦI RO CỦA DỰÁNĐẦUTƯ
TẠICÁCNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠIVIỆTNAM
ThS. HOÀNG THỊ KIM
– Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Ngân hàng thương mại là một trong những nhà tài trợ chính của dự án đầu tư. Một dự án
đầu tư có thực sựmang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng hay không lại
phụ thuộc vào khả năng thẩm định và đánh giá của ngân hàng. Chính vì vậy, đánh giá rủi
ro của dự án là một nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư của các ngân
hàng thương mại.
Phương pháp để đánh giá rủi ro của một dự án
đầu tư
Để đánh giá rủi ro của dự án thì các phương pháp
được sử dụng là:
- Phương pháp phân tích độ nhạy: Khi một biến
quan trọng như số lượng bán hàng thay đổi sẽ dẫn
tới dòng tiền thay đổi rất lớn và khi đó giá trị hiện tại
ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) sẽ thay đổi.
Phương pháp này chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính
thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi.
- Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu
là điều chỉnh
tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro
bằng cách cộng thêm vào tỷ lệ chiết khấu cơ sở này
một mức bù rủi ro cần thiết. Lượng cộng thêm vào
này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức độ mạo hiểm của
dự án. Điều này có nghĩa là mức độ mạo hiểm của dự
án càng cao thì tỷ lệ chiết khấu càng cao. Phân chênh
lệch giữa tỷ lệ chiết khấu đã được điều chỉnh (tỷ lệ
chiết khấu đầy đủ) với chi phí sử dụng vốn được gọi
là phần dự phòng bù đắp rủi ro. Như vậy, các dự án
khác nhau thường có độ rủi ro khác nhau nên có các
tỷ lệ chiết khấu đầy đủ khác nhau.
Theo nguyên tắc cộng mức bù rủi ro nói trên, tỷ
lệ chiết khấu đầy đủ có thể được xác định theo công
thức sau:
Trong đó:
r
d
: Là tỷ lệ chiết khấu đầy đủ
r: Là chi phí sử dụng vốn bình quân
q: Là xác suất rủi ro
Xác suất rủi ro thường được xác định theo phương
pháp chọn mẫu điển hình của thống kê.
- Phương pháp phân tích độ lệch chuẩn: Tỷ lệ chiết
khấu được giữ nguyên và người ta chỉ xác định độ
biến động của chỉ tiêu hiệu quả mà dự án mang lại
trong tương lai. Độ biến động được thể hiện qua độ
lệch chuẩn và phản ánh sự mạo hiểm của dự án. Độ
lệch chuẩn càng nhỏ thì mức độ an toàn của dự án
càng cao và ngược lại.
Độ lệch chuẩn được xác định như sau:
Trong đó:
: Là độ lệch chuẩn
I: Các tình huống ( i = 1, 2,....,n)
Ri : Trị số chỉ tiêu tài chính đang tính ở tình huống i
Pi: Xác suất xảy ra tình huống i
: Kỳ vọng toán của chỉ tiêu tài chính đang tính,
được xác định như sau:
Trong nhiều trường hợp, khi thẩm định các dự
án thuộc loại loại bỏ lẫn nhau, nhưng lại có độ lệch
chuẩn bằng nhau, thì người ta phải dựa vào hệ số
biến thiên để đánh giá. Hệ số biến thiên được xác
định theo công thức:
Dự án nào có H nhỏ hơn thì mức độ rủi ro ít hơn.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook