84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Vì vậy, khi phân tích điểm hòa vốn nhà thẩm
định, các DN dựa vào lề an toàn: Lề an toàn = 1 –
Mức hoạt động hòa vốn (lề an toàn: hành lang an
toàn khoảng cách để sản xuất sản phẩm sau thời
điểm hòa vốn – khoảng sản xuất sinh lời).
Mức hoạt động hòa vốn =
DTHV
DT
∑
=
SLHV
SL
∑
Dựa vào mức hoạt động hòa vốn ta có thể xác
định được độ an toàn công suất, đó chính là phần
dư còn lại sau khi toàn bộ (100%) công suất thiết kế
được trừ đi mức công suất hòa vốn. Độ an toàn công
suất được xác định theo công thức: Sp = 100% - công
suất hòa vốn.
Từ công thức trên cho thấy, một dự án có công
suất hoạt động hòa vốn càng thấp thì độ an toàn
càng cao, độ rủi ro hoạt động càng ít và hiệu quả tài
chính của dự án càng lớn. Ngược lại, dự án có điểm
hòa vốn càng cao, chứng tỏ độ an toàn công suất
càng thấp, dự án có độ rủi ro hoạt động cao, hiệu
quả tài chính thấp.
Trong thực tiễn phân tích điểm hòa vốn các nhà
thẩm định đã vận dụng và khẳng định được tầm
quan trọng của BEP:
- Phân tích hòa vốn là phương pháp tốt đo lường
rủi ro của một dự án riêng lẻ. Phụ thuộc vào việc
bạn kì vọng doanh số ở đâu và sự biến động trong
doanh số. Điểm hòa vốn là chỉ tiêu thiên về việc
đánh giá rủi ro của dự án, mức hoạt động hòa vốn
càng thấp thì độ an toàn càng cao, độ rủi ro hoạt
động càng ít và hiệu quả tài chính của dự án càng
lớn. Nếu việc bán một sản phẩm nào đó không tốt
– không đạt được điểm cân bằng – cần phải hành
động. Điều này có thể bao gồm nâng giá, giảm chi
phí, hoặc có thể không sản xuất sản phẩm đó nữa.
- Mặc dù, điểm hòa vốn không phải là mục tiêu
hoạt động của DN nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ
ra mức hoạt động cần thiết để DN có những giải
pháp nhằm đạt một số doanh số mà kinh doanh
không bị lỗ. Như vậy, phân tích hòa vốn còn cung
cấp thông tin có giá trị liên quan đến cách ứng xử
chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở
để DN lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác
trong ngắn hạn.
- Phân tích điểm hoà vốn còn cho biết sản lượng
hòa vốn, từ đó có các biện pháp rút ngắn thời gian
để đạt được sản lượng hòa vốn. Điều này rất có ý
nghĩa khi thị trường có nhiều biến động. Tuy nhiên,
khi phân tích điểm hòa vốn vẫn tồn tại một số hạn
chế sau:
+ Phức tạp và tính chính xác không cao khi sản
lượng tăng thì cần đầu tư thêm vào vốn cố định để
mua sắm mới thiết bị máy móc, công nghệ và vốn
lưu động.
+ Tính chính xác không cao khi sản phẩm bán với
nhiều giá khác nhau vào những thời kỳ kinh doanh
khác nhau. Các dự án thường sản xuất rất nhiều loại
sản phẩm khác nhau nên việc phân bổ chi phí sản
xuất và xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ cho
từng loại sản phẩm là rất khó khăn.
+ Hiện nay các ngân hàng đang sử dụng điểm
hòa vốn cho một năm thay vì cho cả đời dự án. Mà
một dự án thường diễn ra trong một thời gian dài có
thể là 10 năm, 20 năm...
Giải pháp khắc phục tồn tại
Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro
trong dự án và những tồn tại trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ này, bài viết đưa ra một số đề xuất
giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại khi phân
tích điểm hòa vốn:
Thứ nhất,
cần xác định hòa vốn doanh thu trong
trường hợp các dự án đầu tư sản xuất nhiều sản
phẩm và bán sản phẩm với nhiều giá khác nhau.
Bởi hòa vốn lời lỗ theo sản lượng chỉ áp dụng được
trong trường hợp dự án chỉ sản xuất duy nhất một
sản phẩm hoặc là tất cả sản phẩm của dự án được
tiêu thụ theo một giá thống nhất.
Thứ hai,
đưa ra điểm hòa vốn với nhiều giá bán.
Xí nghiệp phải định ra nhiều giá bán cho mặt hàng
để tính toán doanh thu cho từng giá riêng biệt.
Tương ứng mỗi loại giá mức doanh thu dự trù sẽ
thay đổi và dẫn tới điểm hòa vốn thay đổi...
Thứ ba,
doanh thu và chi phí nên được biểu diễn
dưới dạng những hàm phi tuyến tính với sản lượng.
Hầu hết các ngân hàng và DN hiện nay sử dụng mô
hình phân tích hòa vốn cơ bản đánh giá theo đường
thẳng (tuyến tính). Thực tế giá bán và chi phí biến
đổi của mỗi đơn vị hàng hóa có thể thay đổi theo
mức sản xuất nên sử dụng hàm tuyến tính sẽ không
đánh giá đúng rủi ro mà dự án gặp phải.
Thứ tư,
đối với dự án có nhiều phương án sản
xuất những sản phẩm khác nhau, người ta thường
dự tính doanh thu và chi phí đối với từng loại sản
phẩm và tính điểm hòa vốn riêng từng loại để làm
cơ sở xác định nên phát triển sản phẩm nào có lợi
nhất. Sản phẩm có lợi nhất là sản phẩm có hiệu số
giữa doanh thu và chi phí cao nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Đinh Thế Hiển: Lập – thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB
Thống kê, 2010;
2. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt: Lập dự án đầu tư, NXB thống kê, 2010;
3. Website: academia.edu/7166052/Giao_Trinh_QLDA_tong_hop.