TCTC so 5 ky 1 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
83
Thực trạng kiểm soát rủi ro
Thông thường, “rủi ro” dùng để chỉ một hay
nhiều sự việc chưa nhưng có khả năng xảy ra trong
tương lai có tác động đến dự án, và khi sự việc đó
xảy ra thường sẽ gây ảnh hưởng xấu, thậm chí là
“tai nạn” cho dự án, cản trở dự án đạt được mục
tiêu của mình. Rủi ro thường được nhận biết dựa
vào một số dấu hiệu báo trước, đôi khi dựa vào kinh
nghiệm của các dự án tương tự trước đây. Mỗi công
cụ phân tích rủi ro đều có vị trí thích hợp. Một khi
bạn đo lường rủi ro rồi, bạn có thể suy nghĩ về giải
pháp để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu hoặc loại trừ
những nguồn gốc của sự không chắc chắn. Cuối
cùng, phải đưa ra quyết định về khả năng sinh lợi
kỳ vọng có điều chỉnh các rủi ro liên quan.
Phân tích điểm hòa vốn là khởi điểm của phân
tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận.
Điểm hòa vốn là điểm về sản lượng tiêu thụ (hoặc
doanh số) mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi
phí, nghĩa là doanh nghiệp (DN) không có lỗ và lãi.
Tại điểm hòa vốn, doanh thu bù đắp chi phí biến
đổi và chi phí cố định. DN sẽ có lãi khi doanh thu
trên mức doanh thu tại điểm hòa vốn và ngược lại
sẽ chịu lỗ khi doanh thu ở dưới mức doanh thu hòa
vốn.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã sử dụng chỉ tiêu
điểm hòa vốn để đánh giá rủi ro của dự án. Bởi
phương pháp phân tích điểm hòa vốn được áp
dụng nhằm tránh các rủi ro sản lượng hoặc giá bán
thấp không đủ trang trải chi phí sản xuất. Mục đích
của việc phân tích này nhằm tìm ra điểm hòa vốn
là điểm mà ở đó doanh thu vừa đủ để bù đắp tất cả
các chi phí khả biến và bất biến.
Ví dụ: Giả sử khi một dự án dự tính đi vào hoạt
động được sản xuất là M số lượng sản phẩm (là 100
chiếc xe đạp – đảm bảo là cao hơn sản lượng hòa
vốn). Nhưng do trên thị trường có nhiều cơ sở sản
xuất, là những đối thủ cạnh tranh về giá cả và chất
lượng sản phẩm thì bản thân dự án này phải đối
mặt với việc số lượng sản phẩm sản xuất ra và được
tiêu thụ hết có thể không phải là 100 chiếc xe đạp (có
thể chỉ bán được 80 chiếc xe đạp). So sánh số lượng
chiếc xe đạp là 80 chiếc đó với số lượng chiếc xe đạp
tại điểm hòa vốn. Vậy khi một dự án có thể chịu
những biến động làm cho số lượng sản phẩm được
tiêu thụ giảm dần và tiến dần về phía sản lượng
hòa vốn thì dự án đó sẽ đối mặt với nhiều rủi ro (có
thể vẫn có lợi nhuận nhưng mà ít và có thể là sẽ bị
lỗ nếu mức sản lượng được tiêu thụ này nằm dưới
điểm hòa vốn). Vì vậy, khoảng cách tại một mức sản
lượng hoặc doanh thu nào đó càng xa so với điểm
hòa vốn càng tốt.
KIỂMSOÁTTỐTRỦIROTRONGĐẦUTƯDỰÁN
THÔNGQUA CHỈ TIÊUĐIỂMHÒAVỐN
NGUYỄN MINH LOAN -
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh
Phân tích điểm hòa vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá rủi ro của dự án đầu
tư nó giúp các nhà quản lý giải toả lo ngại về việc thua lỗ. Phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ
ra cho thấy lượng bán hay doanh thu có thể giảm được bao nhiêu trước khi phát sinh lỗ.
Phương pháp này sẽ xác định doanh thu hay sản lượng cần thiết để dự án hòa vốn.
ĐỒ THỊ XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN, XÁC ĐỊNH KHOẢNG
LỖ LÃI CỦA DỰ ÁN
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook