TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
81
của phương án cơ sở đã được tính ở phần trên. Sử
dụng bảng biểu của phần mềm ứng dụng excel để
tính toán các giá trị tương ứng cho các trường hợp
thay đổi của nhân tố nói trên
(bảng 1).
Phân tích độ nhạy hai chiều
sẽ lựa chọn hai nhân
tố giả định có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ
tiêu hiệu quả hoặc khả năng trả nợ của dự án, chọn
NPV hoặc IRR là cơ sở phân tích sau đó thực hiện
phân tích như độ nhạy 1 chiều. Việc phân tích này
cũng được thực hiện trên bảng tính excel
(bảng 2)
.
Ví dụ, đối với dự án xây dựng Nhà máy gạch
Tuynel Hạ Long của Công ty cổ phần thương mại
và đào tạo nhân lực Nam Sơn được thẩm định tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải- Chi nhánh Bắc Ninh
như sau:
Thông số cơ bản của dự án:
-Tổngvốnđầutưcủadựánlà:30.283.868.146VND;
-Nhucầuvốnvayngânhàng: 15.000.000.000VND;
- Còn lại được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu;
Sau khi tính toán các phương án cơ sở để xác
định các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, khả
năng trả nợ việc phân tích độ nhạy được xác định
kết quả cho thấy độ nhạy 1 chiều có thể thấy ảnh
hưởng riêng rẽ của yếu tố chính (Khả năng tiêu thụ
sản phẩm, đơn giá bán, chi phí nguyên liệu) đến các
chỉ tiêu hiệu quả của dự án như NPV, IRR, khả năng
trả nợ và thời gian hoàn vốn.
Việc phân tích độ nhạy hai chiều đã cho thấy
được sự tác động đồng thời của hai yếu tố đơn giá
bán sản phẩm và chi phí nguyên liệu; khả năng tiêu
thụ sản phẩm và chi phí nguyên liệu đến NPV của
dự án.
Các NHTM khi phân tích rủi ro của dự án đều
dùng phương pháp phân tích độ nhạy bởi những
ưu điểm như sau:
+ Đơn giản, dễ tính toán.
+ Có thể hỗ trợ nhà quản lý trong việc nhận diện
những biến số có thể gây tác động lớn đến NPV của
một dự án đầu tư. Nó cho phép người ra quyết định
tính toán được hậu quả của sự ước tính sai lầm và
ảnh hưởng của chúng đến NPV của dự án.
Tuy nhiên, việc phân tích độ nhạy vẫn còn có
một số nhược điểm như sau:
+ Không tính đến sự tương quan giữa nhiều biến
số với nhau. Trong phân tích độ nhạy của công cụ
table thì đã giả sử rằng các biến chính đó là độc lập
với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì giữa các biến
đều ít nhiều có sự tương quan với nhau. Việc bỏ qua
sự tương quan đó có thể dẫn đến kết quả tính toán
thiếu đi sự chính xác.
+ Không tính đến xác suất mà giá trị của một biến
số nhận được hoặc xác suất xảy ra kết quả của các
- Phương pháp phân tích tình huống: Mục đích
của phương pháp này là nhằm xem xét kết quả của
dự án trong các tình huống đó như thế nào để từ đó
góp phần quan trọng trong việc đưa ra các kết luận
về dự án. Dự án tốt là dự án có NPV > 0 ngay cả
trong tình huống xấu nhất. Dự án không hiệu quả
khi NPV<0 ngay cả trong tình huống tốt nhất.
Như vậy, muốn có kết quả cho mỗi tình huống ta
phải tiến hành tính toán lại kết quả dự án dựa theo
các dữ liệu của từng kịch bản. Có bao nhiêu kịch
bản thì bấy nhiêu lần phải làm lại từ đầu.
- Phương pháp phân tích mô phỏng
phân tích sự
tác động của nhiều yếu tố lên các chỉ tiêu phân tích
thông qua rất nhiều tình huống. Từ đó, xác định
được xác suất dự án có hiệu quả.
Mục tiêu là tạo ra một môi trường mà trong đó
các tình huống có khả năng xảy ra có thể đạt được
thông qua thực nghiệm. Các mô hình mô phỏng
thường được sử dụng để phân tích một quyết định
trong điều kiện có rủi ro, đó là mô hình mà khả
năng biến động một hay nhiều yếu tố của mô hình
là không biết được một cách chắc chắn.
Ứng dụng các phương pháp đánh giá rủi ro của
dự án đầu tư tại các NHTMViệt Nam
Để thực hiện phân tích độ nhạy, các NHTM ở
Việt Nam đều tiến hành theo trình tự các bước
như sau:
- Thực hiện phân tích tài chính cho phương án cơ
sở (tình huống bình thường)
- Xác định các biến chính: Là các biến có ảnh
hưởng lớn đến kết quả phân tích. Các biến này có
giá trị không chắc chắn và dự án nhạy cảm với nó ví
dụ như giá bán sản phẩm, giá nguyên liệu đầu vào...
- Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá kết quả của dự
án (NPV, IRR, ROE, thời gian hoàn vốn, khả năng
trả nợ...)
- Thay đổi các biến chính theo các mức dao động.
Những khoảng dao động này dựa theo kết quả điều
tra trong quá khứ và nghiên cứu của các chuyên gia.
Công cụ thực hiện việc phân tích độ nhạy là công
cụ table trong excel.
Tại các NHTM thì việc phân tích độ nhạy chỉ
dừng lại ở độ nhạy một chiều và độ nhạy hai chiều.
Phân tích độ nhạy một chiều
được thẩm định tiến
hành như sau: Từ các thông số ban đầu và kết quả
tính toán, lựa chọn nhân tố có khả năng ảnh hưởng
nhất tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của
dự án (ví dụ chọn tổng mức đầu tư, giá bán, giá
nguyên vật liệu đầu vào hoặc giá thành sản phẩm).
Sau đó lập bảng với các cột bao gồm nhân tố đã lựa
chọn, NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, khả năng trả nợ