TCTC so 5 ky 1 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
85
Cơ hội và thách thức mới
Năm 2014, ngành Dệt may xuất khẩu trên 24 tỷ
USD, tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013. Riêng mặt
hàng may mặc đạt trên 21 tỷ USD, tăng 17% so với
cùng kỳ năm 2013. Năm 2015, ngành Dệt may dự
báo sẽ đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 28
– 28,5 tỷ USD. Cơ hội đang mở rộng với các doanh
nghiệp (DN) dệt may Việt Nam khi các hiệp định
thương mại tự do (FTA) như: FTA Việt Nam – Hàn
Quốc, FTA Việt Nam – EU, Liên minh thuế quan
Việt Nam, Belarus và Kazakhstan, Hiệp định đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký
kết. Khi đó, có khả năng Việt Nam sẽ trở thành một
cường quốc về dệt may và dự báo trong 10 năm tới
kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ tăng gấp
đôi so với hiện nay.
Mặc dù vậy, các DN dệt may Việt Nam nói chung
và các DN gia công may mặc nói riêng vẫn chưa
tương xứng, giá trị xuất khẩu chủ yếu còn phụ
thuộc vào gia công. Hàng dệt may của Việt Nam
xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước
ngoài và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập
khẩu. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố gần đây, tỷ trọng
của hai loại hình này chiếm 96,5% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, trong
đó tỷ lệ gia công chiếm 75,3% và xuất hàng sản xuất
từ nguyên liệu nhập khẩu chiếm 21,2%. Chính vì
vậy, kim ngạch nhập khẩu các nguyên liệu phụ liệu
cho ngành dệt may hàng năm cũng rất cao.
Việc sử dụng nguồn nguyên phụ liệu theo chỉ
định, yêu cầu của các hãng đặt hàng nước ngoài đã
làm cho các DN sản xuất trang phục của Việt Nam
ít có cơ hội xem xét, và tự lựa chọn các nhà cung
cấp đầu vào nội địa. Vì thế, dẫn đến thực trạng liên
kết giữa các DN sản xuất trong nước với các doanh
nghiệp cung cấp sản phẩm phụ trợ còn yếu. Đồng
thời, với 90% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là
nhập khẩu cũng đã không kích thích ngành công
nghiệp phụ trợ cho dệt may phát triển.
Đỏi hỏi đặt ra đối với mỗi DN dệt may là cần
nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc nâng cao giá
trị gia tăng trên mỗi công đoạn, sản phẩm. Trong
đó, hạ giá thành, nâng cao năng suất công đoạn gia
công sản phẩm xuất khẩu là yếu tố hết sức quan
trọng.
Nâng cao giá trị sản phẩm từ khâu gia công
Trong hoạt động gia công hàng may mặc có rất
nhiều giải pháp để nâng cao giá trị trên mỗi sản
phẩm, tuy nhiên, đòi hỏi không thể thiếu đối với
mỗi DN là phải hạch toán được chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm. Đây là hai yếu tố quyết định
đối với sự thành công hay thất bại của DN và là một
trong những vấn đề cơ bản nhất của toàn bộ công
tác hạch toán kế toán ở các DN sản xuất. Thông qua
việc phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm giúp DN xác định được mức giá hợp lý để
DN có lãi và có khả năng cạnh tranh với các sản
phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu trên
thị trường.
Với đặc thù là một trong những ngành kinh tế
độc lập có chức năng sản xuất gia công những sản
phẩm may mặc để cung cấp cho nhu cầu trong
NÂNGCAOGIÁTRỊKINHTẾ, SỨCCẠNHTRANH
CHODOANHNGHIỆP GIA CÔNGHÀNGMAYMẶC
ThS. NGUYỄN THU HIỀN –
Học viện Tài chính
Dệt may Việt Nam được coi là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam,
đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, tạo bộ mặt mới cho kinh tế địa phương,
đặc biệt là nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Để có được sự tăng trưởng, vai
trò của hoạt động gia công hàng may mặc có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
ngành này…
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86
Powered by FlippingBook