TCTC so 5 ky 1 - page 76

78
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
GIẢI PHÁPPHÁTTRIỂN
THỊ TRƯỜNGBÁN LẺ VIỆT NAMNĂM2015
NGUYỄN THỊ DUNG
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Năm 2015, thị trường bán lẻ Việt Nammở cửa hoàn toàn cho các công ty 100% vốn nước
ngoài. Động thái này sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài dễ chịu hơn khi tham gia
đầu tư vào thị trường Việt Nam nhưng sẽ đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp bán
lẻ nội địa.
Bối cảnh phát triển của thị trường bán lẻ
Việt Nam
Sau 7 năm mở cửa, Việt Nam đã thu hút đầu tư
và chứng kiến cuộc cạnh tranh của hàng loạt các
thương hiệu bán lẻ quốc tế. Ngoài các tập đoàn bán
lẻ đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam như Big C
(Pháp), Parkson (Malaysia), Circle (Mỹ), Lotte (Hàn
Quốc) Aoen (Nhật Bản), FairPrice (Singapore) sắp
tới Central Group và Berli Jucker (BJC) cũng từng
bước tiếp cận thị trường Việt Nam.
Riêng năm 2014, thị trường bán lẻ Việt Nam đã
thu hút sự tham gia và đầu tư của các nhà đầu tư
nước ngoài thông qua các hoạt động mua bán và sáp
nhập như Tập đoàn BJC của Thái Lan mua lại Metro
và Family Mart; Lotte khai trương hàng loạt trung
tâm thương mại cao cấp và siêu thị phân khúc trung
bình. Các doanh nghiệp (DN) bán lẻ Việt Nam cũng
không nằm ngoài “sân chơi”, Tập đoàn Vingroup
mua lại OceanMart, HaproMart tái cấu trúc hàng
loạt cửa hàng tiện lợi… Điều này, mang đến nhiều
lựa chọn hơn cho người tiêu dùng; đồng thời, cũng
tạo ra không ít thách thức và cạnh tranh cho các DN
bán lẻ nội địa.
Theo thống kê của Bộ Công Thương chỉ trong
thời gian ngắn thị trường bán lẻ truyền thống
của Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi. Các DN bán
lẻ đã hình thành một hệ thống phân phối hàng
hóa phát triển với gần 700 siêu thị, 130 trung tâm
thương mại và hơn 1.000 cửa hàng tiện ích cùng
với hơn 8.600 chợ dân sinh truyền thống. Doanh
thu bán hàng tăng trung bình 21,2% trong 5 năm,
đạt 124 tỷ USD trong năm 2013… Đây là thuận
lợi lớn cho các DN bán lẻ ASEAN muốn đưa
hàng hóa của mình vào phân phối tại thị trường
Việt Nam, cũng là cơ hội cho người tiêu dùng có
nhiều lựa chọn hơn khi được tiếp cận với nhiều
loại hàng hóa trong khu vực. Theo thống kê của
Công ty Bất động sản Savills Việt Nam, trong 3
tháng cuối năm 2014, thị trường Hà Nội có thêm
8 dự án bán lẻ đi vào hoạt động và con số này
tăng thêm 14 dự án vào quý I/2015.
Trong vài năm trở lại đây, ngành Bán lẻ của Việt
Nam còn chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc
như: Trong giai đoạn 2009-2013, doanh số bán lẻ
tăng tới 60% và dự báo sẽ đạt 109 tỷ USD trong năm
2017. Với kết quả này, thị trường bán lẻ của Việt
Nam được mô tả như là một trong những thị trường
năng động nhất trong khu vực với mức tăng trưởng
hàng năm cao và dự báo tiếp tục là điểm “nóng” thu
hút nhà đầu tư trong thời gian tới, bởi những yếu
tố nổi trội sau:
Thứ nhất,
sự gia tăng dân số với dân cư trong
độ tuổi lao động: Dân số Việt Nam hiện xấp xỉ 90
triệu người với hơn 70% dân cư trong độ tuổi từ 14
– 64, dự báo con số này sẽ tiếp tục gia tăng đến năm
2017. Đây chính là động lực cho sự phát triển của thị
trường bán lẻ Việt Nam.
Thứ hai,
tỷ lệ đô thị hóa cao, gia tăng dân cư
thành thị. Tính đến năm 2013, 32% dân cư Việt Nam
tập trung tại các thành phố, con số này tăng 5 triệu
người tương ứng với 21% so với năm 2008. Theo dự
báo của Ủy ban Phát triển đô thị quốc gia (Bộ Xây
dựng), tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ đạt khoảng
38% vào năm 2015 và dự kiến tăng 45% vào năm
2020 với gần 940 khu vực thành thị. Hầu hết các cơ
sở vật chất bán lẻ tại Việt Nam đang được đầu tư tập
trung vào các khu đô thị phát triển.
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,...86
Powered by FlippingBook