TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
79
Nam đã và đang trên đà hồi phục và tiếp tục tăng
trưởng bền vững.
Có thể nói, “miếng bánh” thị trường bán lẻ Việt
Nam vẫn đang rất hấp dẫn, vấn đề chỉ là chúng
ta phải làm sao để nắm bắt được thời cơ, làm chủ
được trận địa. Muốn vậy, DN bán lẻ nội địa phải
sớm trang bị cho mình một hướng đi cụ thể, khi đó
mới có đủ sức để cạnh tranh với các “đại gia” bán
lẻ hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng
cần xây dựng một quy hoạch cụ thể để phát triển thị
trường bán lẻ Việt Nam, hỗ trợ các DN bán lẻ về cơ
sở hạ tầng, vận chuyển, kho bãi… Cụ thể:
Một là,
các DN trong nước cần tận dụng lợi thế
về mạng lưới sẵn có, về thị phần, về thương hiệu. Về
khả năng hiểu biết thị trường nội địa để xây dựng
và hình thành nền móng vững chắc cho mình trong
giai đoạn mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ.
Hai là,
các DN bán lẻ Việt Nam cần tăng cường
khả năng liên minh, liên kết với nhau nhằm hình
thành hiệp hội các nhà bán lẻ, hình thành nên chuỗi
các siêu thị bán lẻ hiện đại, các trung tâm thương
mại bán sỉ, kinh doanh nhượng quyền thương mại…
Bên cạnh đó, cần phải đưa ra quy chế hoạt động của
hiệp hội. Nâng cao sự hợp tác, phối hợp với nhau
nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với các tập đoàn
bán lẻ nước ngoài.
Ba là,
các DN bán lẻ Việt Nam cần kiện toàn bộ
máy tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp.
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm tạo
ra sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng khi mua
sắm.
Bốn là,
các DN bán lẻ Việt Nam cần quán triệt tư
tưởng lấy khách hàng làm mục tiêu phục vụ. Đây
là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại
của các DN bán lẻ.
Năm là,
hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo
ra môi trường thuận lợi và ổn định cho phát triển hệ
thống phân phối, tạo hành lang pháp lý thống nhất
cho các DN hoạt động và phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. CIEM, Thị trường bán lẻ Việt Nam trước thềm mở cửa, năm 2014;
2. Các website: Vietstock.vn, vnep.org.vn, baocongthuong.com.vn,
tapchitaichinh.vn, ncseif.gov.vn…
Thị trường bán lẻ Việt Nam có còn dư địa
phát triển?
Tuân thủ đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), bắt đầu từ tháng
1/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đã chính
thức mở cửa hoàn toàn cho các công ty 100% vốn
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tuân thủ Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN và theo lộ trình
thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt
Nam giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% đối với
10.000 mặt hàng thuộc nhiều chủng loại khác nhau
có nguồn gốc xuất xứ từ các nước ASEAN. Những
động thái trên giúp các “đại gia” bán lẻ nước ngoài
thoát khỏi sự ràng buộc về đầu tư tại thị trường Việt
Nam, song cũng đẩy các DN bán lẻ nội địa vào cuộc
cạnh tranh “khốc liệt” với các “đại gia” trong ngành
bán lẻ thế giới cũng như khu vực.
Tuy nhiên, đầu năm 2015 sự kiện Parkson đột
ngột dừng hoạt động Trung tâm thương mại cao
cấp Parkson Keangnam Hà Nội đã khiến dư luận và
các nhà đầu tư phải suy ngẫm: Liệu thị trường bán
lẻ Việt Nam có còn dư địa để phát triển? Đánh giá
của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ trả lời cho điều này.
Theo WB thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, dự kiến sẽ
tiếp tục tăng trưởng nhờ có các chính sách cải cách
mở cửa và nguồn vốn đầu tư nước ngoài thu hút từ
việc thực thi các cam kết WTO, các hiệp định FTA và
tham gia AEC. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong
nhóm các nước có thu nhập trung bình với tổng thu
nhập cá nhân đạt 127 tỷ USD và tổng tiêu đùng đạt
111 tỷ USD trong năm 2013. Tốc độ tăng trưởng này
chính là cơ sở để thúc đẩy gia tăng sức mua và tăng
trưởng trong tiêu dùng cá nhân trong nước.
Hơn nữa, với mức tăng trưởng GDP đạt 5,98%
(năm 2014) vượt trên nhiều dự báo của các tổ chức
tài chính và cao hơn cả mức chỉ tiêu do Quốc hội đặt
ra từ đầu năm. Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt
DỰ BÁO DOANH THU THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2017 (TỶ USD)
Nguồn: Bộ Công Thương
Trong giai đoạn 2009-2013, ngành Bán lẻ của
Việt Nam còn chứng kiến tốc độ tăng trưởng
vượt bậc với doanh số tăng tới 60%và dự báo sẽ
đạt 109 tỷ USD trong năm 2017. Thị trường bán
lẻ Việt Nam được mô tả như là một trong những
thị trường năng động nhất trong khu vực.