TCTC so 5 ky 1 - page 84

86
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ; Dđk llà chi phí
sản xuất dở dang đầu kỳ; Dck là chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ; z là giá thành đơn vị sản phẩm; S là
tổng sản lượng thành phẩm.
Ngoài ra, DN cũng có thể vận dụng phương pháp
tính giá thành theo đơn đặt hàng hay còn được gọi
là phương pháp tính giá thành theo công việc. Việc
tập hợp chi phí cho từng phân xưởng chi tiết cho
từng đơn đặt hàng được dựa vào các phân xưởng
vật liệu, các chứng từ mua vật liệu về sử dụng ngay
cho trực tiếp sản xuất, phiếu theo dõi lao động, mức
phân bổ chi phí sản xuất chung… và được phản ánh
vào tờ kê chi phí (hoặc phiếu tính giá thành) được
mở riêng cho từng đơn đặt hàng ngay từ khi mới
đưa vào sản xuất.
Trong thực tiễn vận dụng các phương pháp
nhằm nâng giá trị gia công hàng may mặc cho thấy,
với đặc thù cơ bản nhất của các DN trong lĩnh vực
này là phía khách hàng (đối tác) cung cấp toàn bộ
NVL chính, còn khoản chi phí bỏ ra được tính vào
chi phí chỉ là tiền vận chuyển NVL chính từ cảng
về kho của DN. Do vậy, có thể nói, ngành sản xuất
gia công hàng may mặc không có khoản mục chi
phí NVL chính trực tiếp. Điều này DN cần chú ý
đến nghiên cứu và có hướng phân bổ cho phù hợp
hơn. DN chỉ tính các chi phí đưa NVL của đối tác
giao tới cảng còn chi phí mang từ cảng đến DN
được ghi nhận là chi phí vận chuyển của DN, chứ
không thể tính vào chi phí NVL trực tiếp. Với cách
hạch toán này là sai về bản chất, sẽ mang lại rủi
ro cho DN. Tuy nhiên, thực tiễn cơ chế chính sách
chưa có quy định cụ thể cho hoạt động nghiệp vụ
này do vậy không ít DN gia công hàng dệt may vẫn
còn rất lúng túng khi thực hiện hạch toán, tính giá
thành sản phẩm.
Trước thực trạng này, nên chăng Nhà nước ban
hành chính sách quy định chế độ hướng dẫn cụ thể
cho các DN mà thuộc loại hình sản xuất kinh doanh
đặc thù này. Bởi, với số lượng khoảng trên 4.000 DN
hoạt động gia công hàng dệt may trên cả nước, đóng
góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung và tạo
việc làm cho hàng trăm nghìn lao động thì việc hoàn
thiện chính sách cho cộng đồng DN là điều hết sức
quan trọng và sẽ là động lực để thúc đầy ngành dệt
may Việt Nam phát triển, nâng cao sức cạnh tranh.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo khảo sát tỷ trọng xuất khẩu, gia công hàng dệt may Việt Nam
(VCCI);
2. Báo cáo Tổng kết năm 2014 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam;
3. Báo cáo tiến trình đàm phán: FTA Việt Nam – Hàn Quốc; FTA Việt Nam – EU;
Liên minh thuế quan Việt Nam, Belarus và Kazakhstan; Hiệp định TPP.
nước và xuất khẩu. Không những đáp ứng cho
nhu cầu cơ bản là mặc mà còn cao hơn là đáp ứng
nhu cầu làm đẹp cho con người. Sản phẩm của
ngành may mặc thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng
thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn. Chính
vì vậy, muốn thu được lợi nhuận cao thì cần phải
có các phương pháp đánh giá, hạ thấp chi phí để
cấu thành nên sản phẩm. Để xác định được chi phí
và giá thành của sản phẩm may mặc, các DN cần
phải am hiểu, chủ động, linh hoạt vận dụng các
phương thức mua nguyên vật liệu (NVL) và bán
thành phẩm (sản phẩm). Đây còn được gọi là hình
thức mua đứt bán đoạn hay gia công theo đơn đặt
hàng. Phương thức này chính là khách hàng bán
NVL cho DN và căn cứ vào hợp đồng thuê gia công
DN sau khí sản xuất xong thì bán lại thành phẩm
(sản phẩm) cho khách hàng. Theo đó, chi phí của
loại hình này bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp; Chi
phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung.
Đồng thời với đó, DN cũng cần nắm rõ và sử dụng
phương thức nhận NVL và giao trả sản phẩm. Hay
còn gọi là nhận nguyên vật liệu gia công. Đây là
phương thức khách hàng ký kết hợp đồng với DN
để giao nguyên vật liệu cho DN và thu hồi sản
phẩm trên cơ sở định mức.
Trong tính giá thành sản phẩm, các DN dệt may
gia công cần chú ý đến hai cách tính cơ bản là tính
giá thành giản đơn và tính giá thành theo đơn đặt
hàng. Phương pháp tính giá thành giản đơn (hay
phương pháp này còn được gọi là phương pháp
tổng cộng chi phí), được áp dụng trong các DN
thuộc loại hình sản xuất công nghệ giản đơn, thích
hợp với sản phẩm có số lượng mặt hàng ít, sản xuất
với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá
thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy
trình sản xuất đó. Theo phương pháp này, chi phí
sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất, từ các yếu tố trên giúp DN tính ra
được giá thành sản phẩm, với công thức:
Z = Dđk + C - Dck
z = Z/S
Trong đó: Z: tổng giá thành sản phẩm; C là tổng
Năm 2014, ngành Dệt may xuất khẩu trên
24 tỷ USD, tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013.
Riêng mặt hàng may mặc đạt trên 21 tỷ USD,
tăng 17% so với cùng kỳ năm2013. Năm2015,
ngành Dệt may dự báo sẽ đặt mục tiêu tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 28 – 28,5 tỷ USD.
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86
Powered by FlippingBook