TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 61

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa giá dầu,
tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong dài hạn.
Cụ thể, giá dầu tác động đến lạm phát ở Thổ
Nhĩ Kỳ và lạm phát lại tác động tiêu cực đến
tăng trưởng.
Hesary & Yoshino (2015), nghiên cứu tác động
của giá dầu thô lên tăng trưởng GDP và lạm phát
của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, giai đoạn tháng
1/2000 đến tháng 12/2013. Để đánh giá tác động
của giá dầu lên các biến số kinh tế vĩ mô (bao gồm
biến số GDP, CPI, cung tiền và tỷ giá), công trình sử
dụng mô hình VAR dạng cấu trúc (SVAR). Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tác động của giá dầu lên tăng
trưởng kinh tế tại Trung Quốc cao hơn nhiều so với
tác động lên tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Nhật
Bản. Tuy vậy, lạm phát tại Trung Quốc lại ít bị ảnh
hưởng nhiều từ biến động của giá dầu so với lạm
phát tại 2 nước còn lại.
Tại Việt Nam, Phan Lê Trung & Phạm Lê Thông
(2014) cũng đã nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh
hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn
1992 đến năm 2012. Kết quả ước lượng mô hình
VECM với các biến CPI, GDP, lượng cung tiền M2,
tín dụng, lãi suất, tỷ giá, giá dầu và giá gạo quốc tế
cho thấy, lạm phát ở Việt Nam chịu tác động nhiều
bởi lạm phát kỳ vọng và tỷ giá hối đoái. Trong ngắn
hạn, chính sách tiền tệ không là công cụ phản ứng
nhanh và hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát ở
Việt Nam.
Trong khi đó, Phạm Thị Hoàng Anh & Cộng
sự (2015) nghiên cứu biến động giá dầu thế giới
và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để phân tích
tác động của các cú sốc tới giá dầu thế giới trong
giai đoạn 1975 - 2015. Kết quả mô hình cho thấy,
đóng góp chủ yếu vào sự biến động của giá dầu
thế giới tác động đến các cú sốc tổng cầu và cú sốc
cầu dự phòng, còn cú sốc cung dầu có ảnh hưởng
tương đối thấp tới sự biến động của giá dầu (trừ
giai đoạn 1976-1982) và vai trò này ngày càng giảm
xuống. Cú sốc tăng sản lượng dầu, cú sốc tăng tổng
cầu có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, trong khi cú sốc tăng cầu dự phòng lại làm
giảm tăng trưởng kinh tế. Cú sốc tăng sản lượng
dầu làm giảm lạm phát, trong khi cú sốc tăng tổng
cầu và cú sốc tăng cầu dự phòng làm tăng lạm phát
của Việt Nam.
Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Mô hình và phương pháp nghiên cứu dựa trên
các công trình ở các nền kinh tế đang phát triển
trong những năm gần đây như Kargi (2014), Hesary
& Yoshino (2015) để nghiên cứu tác động của giá
dầu thế giới đến tăng trưởng GDP và chính sách
tiền tệ (đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI). Mô
hình SVAR có dạng như sau:
y_t = [Lnoil
t
, CPI
t
, GDP
t
]
Các điều kiện ràng buộc vẫn giữ nguyên như mô
hình gốc của Hesary và Yoshino (2015), nhóm tác
giả xây dựng ma trận ràng buộc A và B cho trường
hợp của nền kinh tế đang phát triển tại Việt Nam
trong hệ phương trình SVAR.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 3 nguồn
chủ yếu (IMF, Kinh tế thương mại (Trading
Economics) và Tổng cục Thống kê giai đoạn quý
I/2000 đến quý IV/2017). Để đại diện cho biến giá
dầu thế giới, nghiên cứu đo lường bằng cách lấy
logarit giá dầu bình quân của thế giới thu thập từ
báo cáo IFS của IMF. Biến số tốc độ tăng trưởng
GDP thực được thu thập từ báo cáo IFS của IMF
và TradingEconomics. Tương tự, thay vì sử dụng
CPI, nghiên cứu sẽ đo lường tốc độ tăng CPI hoặc
tỷ lệ lạm phát, dữ liệu được thu thập từ báo cáo của
Tổng cục Thống kê.
Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả thực hiện các kiểm định của
mô hình VAR như kiểm định tính dừng, kiểm định
lựa chọn độ trễ tối ưu, kiểm định nhân quả granger,
kiểm định tự tương quan của phần dư và kiểm định
tính ổn định của mô hình cho thấy mô hình đều
thỏa mãn các điều kiện của mô hình SVAR.
Thứ nhất,
tác động của giá dầu thế giới đến CPI.
Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy của các biến
trong ước lượng SVAR cho thấy, khi giá dầu thế giới
tăng lên một độ lệch chuẩn, CPI tăng 2,3416% trong
quý I và việc tăng CPI kéo dài đến quý IV sau khi giá
HÌNH 1: PHẢN ỨNG CỦA DCPI ĐỐI VỚI DLNOIL
Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả từ số liệu của IMF
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...125
Powered by FlippingBook