TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 62

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
61
dầu thế giới tăng. Mặc khác, CPI chịu sự tác động
của giá dầu thế giới mạnh nhất vào quý thứ V và
sau đó sẽ tắt dần. Từ kết quả này, có thể khẳng định
trong ngắn hạn, giá dầu thế giới tác động dương
đến CPI của Việt Nam.
Thứ hai,
tác động của giá dầu thế giới đến tốc độ
tăng trưởng GDP.
Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy của các biến
trong ước lượng SVAR cho thấy, khi giá dầu thế giới
tăng lên một độ lệch chuẩn, tốc độ tăng trưởng GDP
tăng 1,7185% trong quý thứ I và kéo dài đến quý thứ
III sau khi giá dầu thế giới tăng. Nhìn chung, tác
động của giá dầu thế giới tác động tiêu cực đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tắt dần với
tốc độ hơi chậm và về giá trị không sau 5 độ trễ. Kết
quả nghiên cứu này có ý nghĩa thống kê ở hai độ
lệch chuẩn. Do đó, có thể kết luận, trong ngắn hạn
giá dầu thế giới tác động tích cực đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam và sẽ kéo dài đến hết
2 quý, sau đó ảnh hưởng tiêu cựu đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam.
Hàm ý chính sách và một số đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra nhận định
rằng, phản ứng của CPI, nền kinh tế Việt Nam trước
cú sốc giá dầu thế giới khá mạnh, do đó, đòi hỏi
Chính phủ phải hết sức linh hoạt nhằm cùng lúc ổn
định chính sách tiền tệ và duy trì được mức tăng
trưởng kinh tế trong trung hạn và kiểm soát được
lạm phát gia tăng nhanh trong ngắn hạn.
Mặt khác, Chính phủ cần xây dựng các mô hình
dự báo rủi ro và kiểm soát các rủi ro do các cú sốc
biến động giá dầu thế giới, đặc biệt là việc xây dựng
các chính sách quản lý giá hiệu quả cho mặt hàng
này tại Việt Nam cần phải xem là mục tiêu hàng đầu
nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của giá dầu thế giới
đến các biến vĩ mô, kiểm soát giá cả thị trường, kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.
Do vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng một số
giải pháp sau:
Một là,
hoàn thiện các cơ chế chính sách về trích
lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá, trong đó quy định
rõ về cách trích lập, thời gian trích lập, trường hợp
sử dụng quỹ, thời gian sử dụng quỹ một cách cụ
thể, rõ ràng để các DN khi thực hiện tránh gây sai
sót, đem lại lợi ích cho xã hội.
Hai là,
Nhà nước đang định hướng vận hành
thị trường xăng, dầu theo cơ chế thị trường, tuy
nhiên, thị phần của thị trường hiện nay lại hầu
hết nằm trong các DN nhà nước. Do đó, Nhà nước
cần giảm bớt sự tham gia can thiệp vào thị trường
như trợ giá, hạn ngạch... góp phần định hướng
thị trường xăng, dầu theo cơ chế thị trường hiệu
quả. Thúc đẩy cạnh tranh giữa các DN trên thị
trường thông qua việc hạn chế sự can thiệp của
Nhà nước, thu hút mạnh mẽ các DN dân doanh
tham gia thị trường.
Ba là,
hoàn thiện chính sách giá, thuế và phụ
thu theo hướng tạo điều kiện để giá kinh doanh
xăng, dầu phù hợp với mức giá thị trường thế giới
nhưng cố gắng đảm bảo tính ổn định trong một
thời gian dài.
Bốn là,
cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao
chất lượng quản lý DN, hoàn hiện các thể chế chống
tham nhũng, lợi ích nhóm. Đặc biệt, thị trường
xăng, dầu Việt Nam cần có các chính sách chống độc
quyền khi gần như toàn bộ thị trường nằm trong tay
một vài công ty thuộc sở hữu nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Phan Lê Trung & Phạm Lê Thông (2014), Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến
lạm phát tại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 102, 17-24;
2. Phạm Thị Hoàng Anh, Chu Khánh Lân, Đào Bích Ngọc Nguyễn Minh Phương
và Trần Huy Tùng (2015), Biến động giá dầu thế giới và ảnh hưởng của nó
đến nền kinh tế Việt Nam, Học viện Ngân hàng;
3. Cunado, J. & Perez de Garcia, F. (2005), Oil prices, economic activity and
inflation: evidence for some Asian countries. The Quarterly Review of
Economics and Finance, 45 (1), 65-83;
4. Tang W., Wu L. & Zhang Z. (2010), Energy Economics, 32 (1), 3-14;
5. Qianqian, Z. (2011), The impact of international oil price fluctuation on
China’s Economy. Energy Procedia, 5, 1360-1364;
6. TweneboahG.&AdamA.M.(2008),ImplicationsofOilPriceShocksforMonetary
Policy in Ghana: A Vector Error Correction Model. Available at SSRN:
com/abstract=1312366 or
7. Kargi, B. (2014), The effects of oil prices on inflation and growth: time
series analysis in Turkish economy for 1988:01-2013:04 period. MPRA
paper no. 55704;
8. Hesary T. & Yoshino N. (2015), Effectiveness of the Easing of Monetary
Policy in the Japanese Economy, Incorporating Energy Prices. Journal of
Comparative Asian Development, 14(2), 227-248.
HÌNH 2: PHẢN ỨNG CỦA GDP ĐỐI VỚI DLNOIL
Nguồn: Phân tích của nhóm tác giả từ số liệu của IMF
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...125
Powered by FlippingBook