TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 66

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
65
của SCIC, Chính phủ đã xem xét để xây dựng cơ
chế bán cả lô áp dụng thống nhất đối với các bộ,
ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhằm
thúc đẩy thoái vốn nhà nước và đẩy nhanh tiến
trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN…
SCIC đã triển khai thành công bước đầu mô
hình vừa đại diện chủ sở hữu, vừa thực hiện đầu
tư, kinh doanh vốn nhà nước. Hoạt động đầu tư
kinh doanh vốn của SCIC đạt được kết quả khả
quan, bảo toàn và phát triển vốn, các chỉ tiêu tăng
trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước.
Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động tái
cấu trúc tài chính các DNNN của SCIC thời gian
qua có những tồn tại và hạn chế, như:
- Việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước tại DN chậm, quy mô hạn chế: Vốn nhà
nước do SCIC quản lý mới bằng khoảng gần 3%
tổng số vốn nhà nước tại DN. Phần lớn vốn nhà
nước tại DN (trên 97%) do các bộ, địa phương quản
lý nên đã hạn chế sự tham gia của SCIC trong sắp
xếp, tái cơ cấu DNNN và thực hiện mục tiêu đổi
mới phương thức quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn
nhà nước tại DN.
- Việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước thông qua ủy quyền người đại diện còn
khó khăn. Cụ thể như: Địa vị pháp lý, trách nhiệm,
quyền lợi của Người đại diện còn bất cập; chế độ
đãi ngộ, thù lao, lương thưởng chưa hấp dẫn; chưa
khuyến khích và thu hút được người đại diện; vấn
đề giải quyết chính sách cho người đại diện sau khi
Nhà nước bán vốn cũng còn nhiều hạn chế; chế độ
báo cáo theo quy định của pháp luật quá chi tiết…
phần nào làm giảm tính năng động, tự chủ và sáng
tạo của người đại diện; nguồn nhân lực làm người
đại diện còn thiếu do việc tham gia HĐQT và Ban
kiểm soát chưa được coi là một nghề, công việc đòi
hỏi tính chuyên nghiệp cao...
- Quyền chủ động trong triển khai hoạt động
kinh doanh còn hạn chế: Theo cơ chế hiện hành đối
với DNNN, các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có
SCIC chưa thực sự có quyền chủ động, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, làm
giảm năng lực cạnh tranh của DNNN so với khu
vực khác: Quá trình triển khai các hoạt động đầu
tư kinh doanh kéo dài do quy định về trình tự, thủ
tục đầu tư phức tạp, có nhiều vướng mắc dẫn đến
hiệu quả đầu tư thấp, bỏ lỡ cơ hội khi thị trường
có diễn biến thuận lợi. Bên cạnh đó, biên chế, tiền
lương hàng năm của các tập đoàn, tổng công ty
phải có sự chấp thuận của bộ quản lý ngành chấp
thuận, hạn chế sự linh hoạt trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tựu chung, việc hình thành và phát triển mô
hình SCIC để thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại DN thực hiện cổ phần hóa
theo đúng định hướng chỉ đạo của Đảng và Chính
phủ. Mô hình hoạt động của SCIC bước đầu thể
hiện những thế mạnh so với cơ chế chủ quản trước
đây; thực hiện phương thức đầu tư, kinh doanh
vốn nhà nước, hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu, sắp
xếp, cổ phần hóa DNNN; công tác quản lý, quản trị
DN và tái cơ cấu được SCIC thực hiện thông qua hệ
thống người đại diện kết hợp với trực tiếp quản trị
danh mục, tình hình DN, tài chính, hoạt động đầu
tư của doang nghiệp được SCIC giám sát chặt chẽ...
SCIC góp phần quan trọng vào quá trình tái cơ cấu
DNNN ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tái
cấu trúc tài chính các DNNN của SCIC thời gian
qua cũng có một số những tồn tại và hạn chế cần
tiếp tục củng cố, phát huy mô hình này. Nghị định
số 99/2012/NĐ-CP 15/11/2012 của Chính phủ về
phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách
nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với
DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN đặt SCIC
là tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập,
là một trong 5 tập đoàn, tổng công ty đặc biệt có
điều lệ tổ chức và hoạt động do Chính phủ trực
tiếp ban hành.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần tiếp tục hoàn
thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm nâng
cao năng lực quản trị và tài chính để SCIC sớm trở
thành một tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp
của Chính phủ, thực hiện tốt vai trò đại diện chủ
sở hữu tại các DN nhận chuyển giao, đóng vai trò
tích cực vào đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc các
DNNN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của các DNNN.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2006), Đánh giá tình hình DNNN giai đoạn 2001- 2005,
Hà Nội;
2. Bộ Tài chính (2016), Tình hình tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011-2015 và
nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, Hà Nội;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Vai trò của DNNN trong phát triển kinh
tế -xã hội và mô hình cơ quan thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với
DNNN, Hà Nội;
4. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (2017), Báo cáo tình
hình hoạt động đến ngày 31/12/2017 và kế hoạch năm 2018, Hà Nội;
5. Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN (2016), Báo cáo tại Hội nghị toàn
quốc về công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN
giai đoạn 2016-2020.
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...125
Powered by FlippingBook