TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 71

70
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
của các ngày trong tháng trên sànHOSE. Tất cả các biến
đều có độ phủ từ tháng 1/2008 đến 3/2016. Tất cả các số
liệu khác được lấy theo tháng từ cơ sở dữ liệu của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), trừ sản xuất công nghiệp (IIP)
hàng tháng được thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt
Nam. Như vậy, sẽ có 99 quan sát cho mỗi biến.
Mô hình được được đề xuất dạng:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
_
_
_
_
_
_
_
_ 2
_
t
t
t
t
t
t
t
t
t
t
L INDEX
L CPI
L EPT L EXR L IIP
L IPT L IRT L M L OIL u
β
β
β
β
β
β
β
β
β
= +
+
+
+
+
+
+
+
+
Trong đó: L_Biến nghiên cứu: Logarit tự nhiên của
biến nghiên cứu;
u: Sai số ngẫu nhiên
Kết quả ước lượngmô hình hiệu chỉnh sai số
theo véc tơ (VECM)
Bằng phần mềm Eviews 9, từ mẫu nghiên cứu thực
nghiệm cho kết quả ước lượng như sau:
- Kiểm định tính dừng cho thấy, tất cả các biến đều
là các chuỗi không dừng nhưng sai phân cấp 1 của
chúng đều dừng với mức ý nghĩa 1%.
- Kiểm định đồng liên kết cho thấy, có tồn tại mối
quan hệ đồng liên kết giữa các biến.
- Kiểm đinh Granger cho thấy, với mức ý nghĩa
10%: L_CPI, L_EPT, L_EXR, L_IIP, L_IPT, L_IRT và L_
M2 có tác động một chiều đối với L_INDEX. Sự thay
đổi trong các biến này là nguyên nhân dẫn đến sự thay
đổi của VN-Index. Biến L_OIL không có quan hệ nhân
quả với L_INDEX trong thời gian nghiên cứu nên bị
loại ra khỏi mô hình.
- Dựa trên các thông tin AIC, FPE cho thấy, bậc trễ
tối ưu là 8. Kiểm định đồng liên kết với độ trễ tương
ứng cho thấy, tồn tại quan hệ đồng liên kết giữa các
biến và nhiều nhất là 5 quan hệ đồng liên kết. Trong
các biến, có một số biến dừng sai phân nên tác giả lựa
chọn mô hình có hệ số chặn và xu thế cho phần hiệu
chỉnh sai số, không có xu thế trong mô hình VAR.
- Ước lượng mô hình VECM trong nghiên cứu cho
kết quả phương trình đồng liên kết đã chuẩn hóa và hệ
số hiệu chỉnh của L_INDEX bằng -0,561941 với giá trị
thống kê t bằng -3,16519
Phân tích kết quả ước lượng
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI (lạm phát) có thể không
tác động lên VN-Index: Mặc dù, có xu thế ngược chiều
song chỉ số giá tiêu dùng có vẻ không ảnh hưởng đến
chỉ số VN-Index. Có thể trong giai đoạn nghiên cứu
CPI luôn ở mức cao và không biến động nhiều, nên
chưa có ảnh hưởng rõ nét lên tâm lý nhà đầu tư.
- Giá trị xuất khẩu tác động ngược chiều (-) lên
VN-Index: Khi giá trị xuất khẩu tăng 1%, thì chỉ số
chứng khoán có thể giảm 1,64%. Kết quả này phù hợp
với kết quả của Hussain M. et al. (2012), Zhu B. (2012)
và Abdullah A.M., et.al., (2014). Xuất khẩu tăng thu
hút nhiều vốn đầu tư nên làm giảm ý định đầu tư vào
chứng khoán, khiến giá chứng khoán giảm.
- Tỷ giá hối đoái tác động ngược chiều (-) lên
VN-Index: Khi tỷ giá VND/USD tăng 1%, thì chỉ số
VN-Index có thể giảm 3,21%. Kết quả này phù hợp với
BẢNG 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, GIÁ DẦU, LÃI SUẤT
Các biến
vĩ mô
Tác động tới chỉ
số chứng khoán
Tác giả (năm)
Dữ liệu tại quốc gia (thời gian)
Tỷ giá
hối đoái
(-)
Asmy, M. et al., (2009)
Malaysia (1987 – 1995)
Gan, C. et al., (2006)
New Zealand (1990 – 2003)
Hussain, M. et al., (2012)
Pakistan (2001 – 2010)
Dadgar, and Nazari, (2012)
Iran (2007 – 2012)
Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013) Việt Nam (2000 – 2011)
(+)
Asmy, M. et al., (2009)
Malaysia (1997 – 2007)
Hussain, A. et al., (2009)
Pakistan (1987 – 2008)
Abdullah, A.M., et.al., (2014)
Ma-lai-xi-a (1/1996-9/2013)
Giá dầu
(-)
Hosseini, S.M. et al., (2011)
Ấn Độ (1999 – 2009)
Dadgar and Nazari, (2012)
Iran (2007 – 2012)
Giá dầu
(+)
Gan, C. et al., (2006)
New Zealand (1990 – 2003)
Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013) Việt Nam (2000 – 2011)
Hosseini, S.M. et al., (2011)
Trung Quốc (1999 –2009)
Lãi suất
(-)
Gan, C. et al., (2006)
New Zealand (1990 –2003)
Lê Thị Lanh và cs., (2014)
Việt Nam (2004 – 2011)
(+)
Hosseini, S.M. et al., (2011)
Trung Quốc & Ấn Độ (1999 – 2009)
Hussain, M. et al., (2012)
Pakistan (2001 – 2010)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...125
Powered by FlippingBook