TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 69

68
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
chuyên gia, xác định bậc khởi điểm, thời hạn tăng
lương giữa các bậc theo thời gian, đảm bảo người
lao động được hưởng bậc cao nhất ít nhất 3 năm
trước khi nghỉ hưu.
Hai là,
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tiếp nhận, phân loại, đánh giá, chấp thuận và học
tập kinh nghiệm xây dựng thang lương, bảng
lương do các DN đăng ký. Trên cơ sở đó có thể
tìm điểm chung, thống nhất, khoa học trong xây
dựng các thang lương, bảng lương của các DN để
xây dựng các khuôn mẫu cho các DN cùng nhóm
ngành. Khuyến khích các DN tham gia các hiệp
hội, các tổ chức đại diện để có tiếng nói chung
thống nhất trong việc xây dựng và áp dung các
thang bảng lương, tránh tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh và không cần thiết trên thị
trường lao động.
Ba là,
các chủ thể cần nghiên cứu một cách
khoa học, khách quan và tạo mối liên hệ mật thiết
giữa thang lương, bậc lương với mức tiền lương
tối thiểu, tránh tình trạng các DN chỉ chú trọng
đến mức lương tối thiểu trong chi trả, người lao
động muốn được hưởng mức lương cao hơn lương
tối thiểu bắt buộc phải tăng ca, tăng sức mới có
được mức lương đủ sống theo đúng nghĩa. Hơn
nữa, việc tăng lương định kỳ theo thời gian hoặc
nâng bậc định kỳ hiếm khi diễn ra, hoặc có nhưng
người lao động rất ít khi quan tâm, bởi lợi ích phát
sinh trực tiếp từ những việc này hầu như không
có hoặc có nhưng không đáng kể. Chính vì chưa
tìm ra được mối quan hệ thực sự giữa mức lương
tối thiểu do Nhà nước quy định với thang lương,
bậc lương giống như bên người lao động là cán bộ,
công chức, viên chức… hưởng lương từ ngân sách
nhà nước, cho nên việc thực thi chính sách, pháp
luật về tiền lương ở các DN còn mang tính đối phó.
Bốn là,
các cơ quan nhà nước phải ban hành
các quy định nhằm thể hiện rõ nét vai trò và mối
quan hệ hữu cơ, mật thiết và bắt buộc giữa thang,
bậc lương mà DN xây dựng và đăng ký với mức
lương tối thiểu (mức lương cơ bản, cơ sở). Trong
xu hướng các cơ quan nhà nước trao quyền thực
chất cho DN được tự xây dựng thang lương, bảng
lương để báo cáo, đăng ký với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, thì các cơ quan nhà nước cũng
phải giải quyết về phần mình vấn đề mức lương
tối thiểu, để làm sao, việc hạch toán và chi trả
lương cho người lao động phải đồng thời căn cứ
vào mối quan hệ giữa thang lương, bậc lương
với mức lương tối thiểu, không để tình trạng lấy
lương tối thiểu là căn cứ chính, còn thang lương
bậc lương chỉ mang tính tham khảo, đối phó.
Điều này cũng giảm bớt các cuộc họp giữa các
bên hàng năm nhằm xác định lại mức lương tối
thiểu, giảm bớt được các chi phí, thời gian…
Năm là,
tạo sự công bằng nhất định giữa
những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà
nước với người lao động khu vực DN. Trên thực
tế, các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà
nước ngoài thang bậc lương và lương tối thiểu
thuộc lĩnh vực công, còn phải phụ thuộc rất nhiều
vào các loại phụ cấp mới có thể có mức thu nhập
đủ để đảm bảo mức sống trung bình, đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu. Cũng theo kết quả của
Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII Ban chấp hành
Trung ương đi đến phương hướng giảm bớt và
gom về một mối các loại phụ cấp của các đối
tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đồng
thời khống chế mức tối đa loại phụ cấp đó.
Trong khu vực DN, tiền lương là giá cả sức
lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức
sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế,
đồng thời là một trong những căn cứ để thoả
thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động.
Phân phối tiền lương cần dựa trên kết quả lao
động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm
mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ
trong DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ luật Lao động năm 2012;
2. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật
lao động về tiền lương (quy định xây dựng thang bảng lương);
3. Nghị định số 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng
năm 2017;
4. Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng
năm 2018;
5. Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Khóa XII.
Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá
cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
củaNhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối
thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao
động yếu thế, đồng thời là một trong những
căn cứ để thỏa thuận tiền lương và điều tiết thị
trường lao động.
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...125
Powered by FlippingBook