TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
63
vốn nhà nước trên sổ sách kế toán là hơn 3.517 tỷ
đồng. Năm 2017, SCIC chỉ tiếp nhận được 24 DN
với giá trị vốn nhà nước là 1.032 tỷ đồng, trong
đó có 19/62 DN theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, qua rà
soát (số tạm rà soát theo tổng hợp thông tin từ
các bộ, địa phương), số liệu thực tế có thể nhiều
hơn căn cứ theo đối tượng chuyển giao quy định
tại các Nghị định số 151/2013/NĐ-CP, Nghị định
số 147/2017/NĐ – CP, còn khoảng 229 DN với
tổng số vốn nhà nước là gần 77.000 tỷ đồng thuộc
đối tượng bàn giao về SCIC theo Nghị định số
151/2013/NĐ-CP, Nghị định số 147/2017/NĐ-CP
và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
nhưng các bộ, UBND tỉnh/thành phố chưa bàn
giao về SCIC.
Thứ hai,
về thực hiện quản lý vốn nhà nước tại
các DN với tư cách đại diện chủ sở hữu.
- Đối với việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại DN:
Sau khi tiếp nhận, SCIC đã
tiến hành phân loại DN thành các nhóm; kiện toàn
hệ thống Người đại diện; củng cố HĐQT, Ban điều
hành, Ban kiểm soát; tách bạch chức danh Chủ tịch
HĐQT và Tổng giám đốc/Giám đốc; cử cán bộ của
SCIC làm đại diện vốn nhà nước tham gia kiêm
nhiệm thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát tại một số
DN lớn, phức tạp; biệt phái cán bộ của SCIC tham
gia HĐQT, ban điều hành, trực tiếp đến làm việc
tại một số DN và các dự án đang triển khai...
Thông qua vai trò cổ đông, SCIC chủ động
xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu DN,
nghiên cứu, tham gia quyết định các phương án
kinh doanh của DN, đầu tư thêm vốn vào các DN
kinh doanh có hiệu quả, qua đó tạo ra giá trị gia
tăng cho vốn nhà nước, tập trung xử lý tồn tại của
các DN thuộc danh mục quản lý... Bên cạnh đó, để
tăng cường công tác quản trị DN, SCIC tích cực
và hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ của Tổng
công ty bảo đảm phù hợp với quy định của pháp
luật như: Hoàn thành ban hành Quy chế Người đại
diện và Quy định về việc đánh giá công ty TNHH
một thành viên, người quản lý DN tại các công ty
TNHH một thành viên, người đại diện phần vốn
của SCIC tại các DN. Xây dựng các ấn phẩm về
quản trị công ty, gồm: Sổ tay “Hướng dẫn biểu
quyết”, bộ “Quy tắc quản trị DN” dành cho các
DN trong danh mục đầu tư của SCIC, “Bộ chỉ số
quản trị rủi ro” dùng cho các hoạt động đầu tư mới
của SCIC… góp phần thúc đẩy DN hoạt động lành
mạnh, hiệu quả và nâng cao giá trị.
Với các nỗ lực của SCIC, đa số các DN nhận bàn
giao có kết quả sản xuất kinh doanh tốt. Cổ tức bằng
tiền giai đoạn 2011-2016 của các DN trong danh
mục quản lý của SCIC tại thời điểm 31/12/2016 lũy
kế là 17.157 tỷ đồng. Đến 31/12/2017, danh mục DN
của SCIC gồm 135 DN với giá trị vốn nhà nước gần
19.124 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 90.679
tỷ đồng. Trong đó, có 22 DN nhóm A1 chiếm tỷ
trọng 63,49% giá trị vốn nhà nước, 09 DN nhóm
A2 chiếm tỷ trọng 1,22% giá trị vốn nhà nước, 32
DN nhóm B1 chiếm tỷ trọng 26,16% giá trị vốn nhà
nước và 72 DN nhóm B2 chiếm tỷ trọng 9,16% giá
trị vốn nhà nước.
- Đối với công tác quản lý người đại diện:
Từ khi
thành lập, SCIC đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các công
ty cổ phần sau cổ phần hóa thông qua cơ chế người
đại diện. Cơ chế người đại diện phần vốn Nhà
nước triển khai tại tất cả các DN được kết hợp chặt
chẽ với sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp của chủ sở
hữu đã giúp SCIC bảo toàn và phát triển phần vốn
nhà nước tại các DN. Theo đó, tính đến 31/12/2017,
tổng số người đại diện của SCIC là 218 người, trong
đó cán bộ SCIC 52 người, công chức tại bộ/ngành là
04 người, chuyên trách là 162 người. Thông qua chế
độ báo cáo của người đại diện, SCIC đã chỉ đạo,
tham mưu và tư vấn kịp thời cho người đại diện
trong vai trò là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát
và lãnh đạo DN trong quản lý, điều hành và ra các
quyết định quan trọng như phương án tái cơ cấu
DN, xử lý các tồn tại tài chính, củng cố, kiện toàn
nhân sự chủ chốt…
- Đối với công tác sắp xếp, cổ phần hóa và bán vốn
nhà nước tại DN:
Đến nay, SCIC đã tiếp nhận 33
Công ty TNHH 1,2 thành viên với giá trị sổ sách
phần vốn nhà nước là gần 480 tỷ đồng. SCIC đã
tiến hành tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa 28 DN.
Giai đoạn 2011-2016, SCIC đã cổ phần hóa 03 DN.
Về cơ bản việc triển khai sắp xếp và cổ phần hóa
các công ty TNHH một thành viên tại SCIC đạt
kết quả tốt, quá trình cổ phần hóa được tiến hành
đúng quy định của pháp luật, phương án sắp xếp
và cổ phần hóa được sự đồng thuận cao của cán bộ,
công nhân viên các DN cũng như của chính quyền
địa phương.
Giai đoạn 2011-2017, SCIC đã đẩy mạnh triển
khai nghiên cứu khoảng 40 cơ hội, từ chối và
không thể triển khai đầu tư gần 30 cơ hội.
Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực đối tác
không đáp ứng về tài chính, phương pháp
quản trị, nhân sự, thủ tục pháp lý, cơ sở pháp lý.