66
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương
cho người lao động. Khi xây dựng thang lương,
bảng lương, định mức lao động, người sử dụng
lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện
tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai
tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực
hiện, đồng thời, gửi cơ quan quản lý nhà nước về
lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh
doanh của người sử dụng lao động.
Theo pháp luật hiện hành, các DN được quyền
xây dựng các thang, bậc lương cho từng nhóm lao
động có đào tạo hoặc không qua đào tạo và đăng
ký với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, nếu được chấp thuận sẽ tổ chức thực hiện
trong nội bộ DN mình. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ
thống thang bậc lương này chỉ được sử dụng ở
hai mục đích cơ bản, một là để đáp ứng các quy
định của Nhà nước; hai là để xét nâng bậc, nâng
ngạch, bậc lương cho người lao động khi đến hạn,
còn tiền lương thực tế người lao động được lĩnh là
tiền lương khoán thời gian, khoán sản phẩm hoặc
một hình thức khoán khác, tất cả chỉ cần đáp ứng
một điều kiện là tiền lương thực lĩnh không thấp
hơn mức lương tối thiểu do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công bố ở từng thời điểm.
Như vậy, không có mối liên hệ, quan hệ nào
giữa thang, bậc lương với tiền lương tối thiểu
trong quá trình thực hiện chi trả tiền lương ở rất
nhiều DN. Điều này dẫn đến nhiều tác động tiêu
cực, điển hình là việc mức lương được sử dụng
để trích các khoản quỹ bảo hiểm xã hội, y tế, thất
nghiệp… ở nhiều DN không căn cứ vào mức
lương thực của người lao động. Chính vì vậy, có
tình trạng khi người lao động còn công tác thì
được hưởng mức lương cao, mức chi dùng cho
Mối quan hệ giữa thang lương, bảng lương
và tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp
Trong chính sách tiền lương đối với các doanh
nghiệp (DN) thuộc khu vực sản xuất, kinh doanh,
hoạt động xây dựng thang lương, bảng lương là
nội dung quan trọng. Căn cứ vào Điều 93 Bộ luật
Lao động năm 2012, Nghị định số 49/NĐ-CP năm
2013 hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về
xây dựng các nguyên tắc xây dựng thang lương,
bảng lương và định mức lao động, người sử dụng
lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương,
bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để
tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức
PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG
VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNGTẠI DOANHNGHIỆP
NCS. PHẠM THỊ LIÊN NGỌC
- Học viện Tài chính *
Trong lĩnh vực tiền lương, với những đối tượng hưởng từ ngân sách nhà nước, có thể nhận thấy
rõ thu nhập của họ từ mối quan hệ giữa hệ số trong thang, bậc lương với mức tiền lương tối thiểu
(mức lương cơ sở, mức lương cơ bản). Tuy nhiên, trong khu vực doanh nghiệp, mối quan hệ này
chưa thể hiện rõ ràng. Các doanh nghiệp thường lấy mức lương tối thiểu để áp dụng, còn thang,
bậc lương và mức lương tối thiểu có tính độc lập tương đối. Bài viết làm rõ thực tế trên và đề xuất
một số giải pháp cải thiện tiền lương đối với người lao động khu vực doanh nghiệp.
Từ khóa: Bảng lương, tiền lương, lương cơ sở, ngân sách nhà nước
LEGAL DOCUMENTATION ABOUT SALARY AND WAGES
AND PRACTICAL APPLICATION TO BUSINESSES
In the sector of salary and wages, for the
beneficiaries of state budget, it is recognized
that their incomes calculated from the
relationship between the salary coefficient
and basic salary. However, for the businesses,
this relationship is not clear. The businesses
ususally apply the basic salary but the salary
coefficient and basic salary are relatively
independent. This paper clarifies this issue
and recommends measures to improve the
salary of the labours in business sector.
Keywords: Pay roll, basic salary, minimum salary
Ngày nhận bài: 11/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 31/5/2018
Ngày duyệt đăng: 5/6/2018
*Email: