TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
111
Nguồn thu của các trường ĐHCL là các khoản
kinh phí mà nhà trường nhận được không phải
hoàn trả trực tiếp theo luật pháp mà dùng để triển
khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học
và các hoạt động khác. Nguồn thu của các trường
ĐHCL bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp,
nguồn thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí từ người
học theo quy định của Nhà nước; thu từ các hoạt
động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ, sản xuất thử; thu từ hoạt động sản
xuất, dịch vụ và nguồn thu khác như tài trợ, viện
trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước; vốn vay ngân hàng và các tổ chức
tín dụng.
Nội dung chi của các trường ĐHCL bao gồm: Chi
thường xuyên (chi thanh toán cá nhân (tiền lương,
phụ cấp lương, phúc lợi, phí bảo hiểm xã hội, học
bổng); chi hoạt động nghiệp vụ (dịch vụ công cộng,
vật tư văn phòng, hội nghị, công tác phí, thuê mướn);
và chi mua sắm, xây dựng cơ bản và sửa chữa tài
sản cố định thường xuyên; Chi hoạt động sản xuất,
cung ứng dịch vụ; Chi thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia; Chi
đầu tư phát triển; Chi khác…
Trên góc độ đơn vị dự toán, các trường ĐHCL có
trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự
toán thu, chi ngân sách; tổng hợp dự toán thu, chi
ngân sách hàng năm của cả trường; căn cứ vào cơ chế
phân cấp quản lý tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ
để tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện chế độ
thu chi tài chính trong đơn vị. Các trường ĐHCL có
quyền giao cơ chế tài chính và dự toán thu chi ngân
sách năm cho các đơn vị cấp dưới; chủ động bố trí,
cân đối, sắp xếp mọi nhu cầu chi tiêu của toàn trường
trong phạm vi dự toán thu chi được giao.
Đặc điểm hoạt động quản lý tài chính
tại các trường đại học công lập
Trường đại học công lập (ĐHCL) là đơn vị sự
nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục –
đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con
dấu riêng. Trường ĐHCL là đơn vị dự toán cấp 3,
thụ hưởng ngân sách nhà nước thông qua đơn vị dự
toán cấp 1. Đặc điểm này ảnh hưởng đến quản lý tài
chính các nguồn thu và các nhiệm vụ chi đặc trưng
của các trường ĐHCL.
Một sốvấnđề về QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC TRƯỜNGĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Vũ Thị Minh, Nguyễn Văn Huy
– Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên*
Để các trường đại học công lập phát triển mạnh và bền vững thì quản lý tài chính theo hướng tăng cường
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và định hướng của Đảng, Nhà
nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các trường còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được giải
quyết. Trên cơ sở thực trạng quản lý tài chính giáo dục đại học, những kết quả đạt được và hạn chế trong
quản lý tài chính, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính ở các
trường đại học công lập hiện nay.
Từ khóa: Quản lý tài chính, tài chính, đại học công lập, giáo dục đại học
To faciliate powerful and sustainable
development of public universities, financial
management which enhances autonomy and
accountability is the trend of the society and
the orientation of the National Party and
State. However, during implementation,
the schools encounter many difficulties
and inadequacies. On the basis of practical
financial management for higher education,
the achievements and limitations in financial
management, the paper recommends
solutions to improve the efficiency of financial
management in public universities.
Keywords: Financial management, finance, public univer-
sity, higher education
Ngày nhận bài: 17/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 7/12/2017
Ngày duyệt đăng: 8/12/2017
*Email: