TCTC so 12 ky 2 - page 103

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
105
hê thông quan tri doanh nghiêp va đây lui cuôc
suy thoai. Như vây, thâm hụt CCVL lam cho nên
kinh tê tăng trương vơi tôc đô châm hơn, dân đên
gia tăng thâm hụt NSNN.
Đôi vơi cac nươc đang phat triên, nên kinh tê
nho mơ cưa, sư phat triên kinh tê phu thuôc lơn vao
đâu tư trưc tiêp nươc ngoai va cac dong vôn đâu
tư nươc ngoai khác, thi loai hinh thâm hụt kép nay
co kha năng xay ra lơn hơn cac nươc con lai. Nêu
quôc gia sư dung chinh sach tai khoa nhăm muc
tiêu cân băng CCVL thi khi CCVL bi thâm hut, chi
tiêu Chinh phu tăng lên đông thơi vơi sô thu thuê
giam, lam nên kinh tê tăng trương châm lai, gia tăng
thâm hụt NSNN.
Nghiên cứu thực nghiệm theo số liệu năm và
số liệu quý từ 1980 đến 2007, tại Đan Mạch, có mối
quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt CCVL đến
thâm hụt NSNN thông qua nhân tố trung gian là tỷ
giá hoặc cả tỷ giá và lãi suất. Thị trường Hồng Kông
giai đoạn này cũng rơi vào trường hợp CCVL thâm
hụt dẫn đến NSNN thâm hụt (Jui-Chuan Chang và
Zao-Zhou Hsu, 2009). Nghiên cứu từ quý I/1976 đến
quý IV/2000 tại các nước ASEAN-4 phát hiện ra mối
quan hệ nhân quả từ thâm hụt CCVL đến thâm hụt
NSNN tại Indonesia (Baharumshah, A.Z., E.Lau và
A.M.Khalid, 2006). Mối quan hệ tương tự được tìm
thấy trong nghiên cứu nền kinh tế Ả Rập Saudi giai
đoạn 1970 – 1999 (Alkswani, M.A, 2000), Syria và
Yemen giai đoạn 1977 – 2003 (Hashemzadeh, N. và
Wilson, 2006).
Tác động một chiều từ thâm hụt ngân sách
nhà nước đến thâm hụt cán cân vãng lai
Khi thâm hụt NSNN có nguyên nhân từ việc gia
tăng chi tiêu công sẽ dẫn đến tăng thu nhập nội địa,
kích thích hoạt động nhập khẩu, góp phần làm cho
CCVL trở nên thâm hụt. Tư tưởng kinh tế vĩ mô
của John Maynard Keynes cho rằng, tổng sản lượng
của nền kinh tế (tổng thu nhập) hình thành từ chi
tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư và
mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của
Chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh tế thế giới
đối với các sản phẩm nội địa. Công thức của Keynes
trong nền kinh tế mở:
Y = C + I + G + X – M
(1)
Trong đó: Y: tổng thu nhập quốc dân
C: tiêu dùng nội địa
I: đầu tư nội địa
G: chi tiêu Chính phủ
X: xuất khẩu
M: nhập khẩu
Với S là tiết kiệm nội địa, SG là tiết kiệm Chính
phủ, SP là tiết kiệm tư nhân, ta có :
Y – C – G = S = SG + SP
(2)
Từ (1) và (2) ta có:
S = I + X – M
SG + SP = I + X – M
SP – I = - SG + X – M
SP – I = - (T – G) + (X – M)
SP – I = CA – GB
CA = (SP – I) + GB
(3)
Trong đó, GB là NSNN, CA là cán cân vãng lai.
Khi NSNN đang cân bằng (GB = 0) thì các hành
động cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công đều sẽ
dẫn đến G > T hay GB < 0, giảm tiết kiệm công và
sau đó là giảm tiết kiệm quốc gia. Tiết kiệm không
đủ phục vụ đầu tư nội địa là điều kiện thuận lợi cho
làn sóng FDI chảy vào nền kinh tế, dẫn đến giảm tỷ
giá hối đoái, kích thích nhập khẩu, giảm xuất khẩu,
làm trầm trọng hơn tình trạng CCVL.
Nghiên cứu thực nghiệm tại Hoa Kỳ, Canada,
Mexico, Đức, Anh giai đoạn 1960 – 1984 chỉ ra
rằng, NSNN thâm hụt sẽ làm gia tăng thâm hụt
CCVL của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu 94 quốc
gia bao gồm 30 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) và 64 nước đang phát
triển cho thấy, NSNN thâm hụt thêm 1% thì CCVL
thâm hụt thêm 0,15% - 0,21% trong giai đoạn 1973 –
2008 (Bose, S và Jha, S, 2011). Các nước Thụy Điển,
Hàn Quốc cũng tìm ra bằng chứng thực nghiệm
cho thấy thâm hụt CCVL có nguyên nhân từ thâm
hụt NSNN trong giai đoạn 1980 – 2007 (Jui-Chuan
Chang và Zao-Zhou Hsu, 2009). Các diễn biến
của nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1976 – 2000
(Baharumshah, A.Z., E.Lau và A.M.Khalid, 2006),
Oman giai đoạn 1977 – 2003 (Hashemzadeh, N. và
Wilson, 2006) cũng giúp củng cố lý luận về thâm
hụt kép theo học thuyết của Keynes.
Tác động hai chiều giữa thâm hụt cán cân
vãng lai và thâm hụt ngân sách nhà nước
Khi các tình huống trong 2 loại thâm hụt kép trên
xảy ra đồng thời thì xuất hiện tác động hai chiều
giữa thâm hụt CCVL và thâm hụt NSNN. NSNN bị
thâm hụt với mức độ biến động lớn hơn sự thay đổi
của chênh lệch tiết kiệm tư nhân và đầu tư, nó sẽ
tác động trực tiếp đến CCVL, làm tài khoản này bị
thâm hụt. Một cách khác, thâm hụt NSNN gián tiếp
thông qua lãi suất và tỷ giá sẽ tác động tiêu cực đến
CCVL. Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế sự
ra tăng thâm hụt của CCVL, khi đó Chính phủ tăng
chi tiêu công, làm cho NSNN xấu đi. Quá trình này
sẽ liên tục diễn ra, tạo thành một vòng tròn tác động
giữa hai cán cân.
1...,93,94,95,96,97,98,99,100,101,102 104,105,106,107,108,109,110,111,112,113,...148
Powered by FlippingBook