102
KINH TẾ QUỐC TẾ
Tác động của Chiến lược “Trung Quốc + 1”
tới thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc
và Hàn Quốc
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai đối tác thương
mại lâu đời và truyền thống của Việt Nam. Trong
khi duy trì thặng dư thương mại với phần còn lại
của thế giới, Việt Nam cũng chịu thâm hụt thương
mại lớn với hai đối tác này. Cụ thể: Trung Quốc
13 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam; Là thị trường số 1 xuất khẩu hàng
hóa sang Việt Nam và luôn đứng trong top đầu số
những thị trường nhập khẩu từ Việt Nam. Trong
năm 2000, Việt Nam có thặng dư cán cân thương
mại với Trung Quốc là 135,3 triệu USD, tuy nhiên,
khuynh hướng này đã thay đổi từ năm 2001, khi
cán cân thương mại luôn bị thâm hụt từ 188,8 triệu
USD (năm 2001) lên 640,5 triệu USD (năm 2002),
hơn 9 tỷ USD (năm 2007) và đạt đỉnh xấp xỉ 33 tỷ
USD vào năm 2015, năm 2016 giảm nhẹ xuống còn
khoảng 28 tỷ USD. Kết quả này có được là do tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam
sang Trung Quốc ngày càng lớn. Số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu
năm 2017, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang
Trung Quốc đạt trên 22 tỷ USD, tăng 62,2% và gấp
4 lần tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu. Đặc
biệt, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã
phong phú hơn rất nhiều. Bên cạnh hàng nông sản,
các mặt hàng công nghiệp chế biến và công nghiệp
nhẹ của Việt Nam cũng đã thâm nhập được vào
thị trường Trung Quốc. Cơ cấu này không chỉ góp
phần thay đổi tổng kim ngạch, mà còn là tiền đề để
đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu và tiến tới cân bằng
quan hệ thương mại một cách bền vững.
Quan hệ thương mại song phương giữa Việt
Nam và Hàn Quốc cũng ghi nhận sự tăng trưởng
đáng kể, trong 2 thập kỷ qua đã tăng gấp gần 87
lần, từ 0,5 tỷ USD (năm 1992) lên 43,4 tỷ USD vào
năm 2016. Chỉ tính riêng trong năm 2016, xuất khẩu
của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 12 tỷ USD, trong
đó, các sản phẩm hàng hóa của các DN thuần Việt
chiếm 3 tỷ USD tập trung ở các nhóm, ngành hàng
nông, lâm, thủy sản. Theo đánh giá của Tổng cục
Hải quan, tính đến hết năm 2016, Hàn Quốc là đối
tác thương mại lớn thứ 3; Là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 4 và nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất
nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không
cạnh tranh trực tiếp (HPA, 2016). Tuy nhiên, Việt
Nam luôn chịu áp lực nhập siêu từ Hàn Quốc và
Hàn Quốc hiện là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 2
của Việt Nam, sau Trung Quốc. Các mặt hàng nhập
khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc trong thời
gian gần đây gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử,
máy móc thiết bị phụ tùng, vải, điện thoại, xăng
dầu, nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may da giày,
máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, xăng dầu các
loại, sắt thép các loại, ôtô nguyên chiếc các loại,
linh kiện và phụ tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu...
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang
Hàn Quốc chủ yếu là dệt may, dầu thô, phương
tiện vận tải và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và các
sản phẩm gỗ…
Đã có rất nhiều nghiên cứu lý giải cho cơ cấu
hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn
Quốc. Nghiên cứu của Jeawan Cheong (2010) chỉ ra
rằng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn
Quốc chủ yếu là hàng hóa trung gian (hơn 50%).
Điều này được lý giải là do các DN Hàn Quốc đầu
tư vào Việt Nam dẫn đến nhập khẩu hàng hóa, đặc
biệt là hàng hóa trung gian từ Hàn Quốc. Nghiên
cứu của Tran Nhuan Kien (2012) về thay đổi mô
hình thương mại song phương giữa Việt Nam và
Hàn Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao
cho thấy, Hàn Quốc chủ yếu xuất khẩu các hàng
hóa sản xuất, còn Việt Nam chủ yếu xuất sang Hàn
Quốc các hàng hóa thô và hàng tiêu dùng. Tuy vậy,
cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc có
tính bổ sung cho nhau và mỗi quốc gia có lợi thế
cạnh tranh ở những nhóm hàng khác nhau. Việt
Nam có lợi thế cạnh tranh ở các nhóm hàng thô
Hình 1: Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với
Trung Quốc, Hàn Quốc và phần còn lại của thế giới
giai đoạn 2006-2016 (Triệu USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho
thấy, trong 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch
xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt
trên 22 tỷ USD, tăng 62,2% và gấp 4 lần tốc độ
tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu.