TCTC so 12 ky 2 - page 28

30
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
so với 4,6% giai đoạn 2011-2015 và 5,5% giai đoạn
2014-2016. Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động
phải tăng thêm 26% so với giai đoạn 2011-2017 và
khoảng 10% so với giai đoạn 2014-2016. Đây là mục
tiêu đầy thách thức đối với Việt Nam hiện nay. Do
vậy, để tăng nâng cao năng suất lao động, tạo đòn
bẩy cho phát triển kinh tế bền vững thời gian tới,
cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
cần đảm bảo phân bổ nguồn lực phù
hợp, trong đó chú trọng đến nguồn lực đất đai và
vốn. Để cải thiện năng suất lao động, Chính phủ
ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào
tạo nhằm cải thiện trình độ và kỹ năng lao động,
giúp người lao động. Thực tế cho thấy, một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến năng suất
lao động Việt Nam thấp chính là chất lượng giáo
dục - đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu
cầu, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu lao động chất
lượng cao, chưa chú trọng đào tạo lại và đào tạo
nâng cao.
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về
nguồn nhận lực, đang dần mất đi lợi thế về chi phí
lao động thấp. Do đó, thời gian tới cần chú trọng sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi hiệu quả cho hoạt
động nâng cao năng suất lao động, nhất là khi nguồn
vốn này đang giảm dần, vì Việt Nam trở thành quốc
gia có mức thu nhập trung bình.
Thứ hai,
nâng cao năng suất các TFP, cải cách thể
chế pháp luật, nâng cao năng lực quản trị nhà nước,
cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí giao
Để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
6,85%/năm trong 3 năm tới, tốc độ tăng năng
suất lao động phải tăng thêm 26% so với giai
đoạn 2011-2017 và khoảng 10% so với giai
đoạn 2014-2016.
dịch cho nền kinh tế. TFP ngày càng đóng góp tăng
trong tăng trưởng kinh tế.
Năm 2017, đóng góp của TFP trong tăng trưởng
GDP ước đạt 44,13%, cao hơn so với năm 2016
(40,68%) và cao hơn nhiều so với bình quân giai
đoạn 2011-2015 (33,58%). Do vậy, trong thời gian
tới, cần quan tâm nâng cao yếu tố TFP.
Ngoài ra, chất lượng chính sách của Việt Nam cần
được cải thiện để qua đó, Chính phủ có thể hỗ trợ
khu vực tư nhân một cách hiệu quả; Tiếp tục phát
triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế bằng cách
đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ…
Thứ ba,
khuyến khích cộng đồng DN, đặc biệt
là các DN nhỏ và vừa đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ
chuyển dịch cơ cấu từ các hoạt động có giá trị gia
tăng thấp sang các hoạt động có giá trị gia tăng
cao, bằng cách tăng cường nguồn vốn con người và
tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển. Khuyến
khích DN đầu tư cho khoa học và công nghệ, là yếu
tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm…
Đồng thời, nghiên cứu thành lập ủy ban tư vấn
kỹ thuật bao gồm các chuyên gia công nghiệp, nhà
quản lý và đại diện DN của Việt Nam để xác định
các DN của Việt Nam so với các DN đang ở tuyến
đầu công nghệ và các biện pháp hỗ trợ về mặt thể
chế. Ủy ban này thường xuyên thẩm định các mục
tiêu chính sách so với mục tiêu đuổi kịp và nhảy vọt
về công nghệ trong các thị trường hiện có và thông
qua liên kết các thị trường một cách sáng tạo.
Thứ tư,
chủ động hội nhập quốc tế, khai thác có
hiệu quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại
tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới như Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - EU (EVFTA) và và Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực (RCEP).
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê (2016), Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng
và giải pháp;
2. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (2017), Tài liệu hội
thảo quốc tế “Năng suất và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam: Phát
hiện từ nghiên cứu thực chứng”;
3. Lê Thúy (2017), Hóa giải thách thức tăng năng suất lao động, Thời báo
Kinh doanh;
4. Hà Nguyễn (2017), Đòn bẩy của tăng trưởng bền vững, Báo Đầu tư;
5. Hà Linh (2017) Báo động năng suất lao động doanh nghiệp ngoài nhà
nước, Báo Đầu tư Chứng khoán;
6. Thanh Hòa – Huyền Anh (2017), Giải pháp nào để tăng năng suất lao động,
Báo Nhân dân.
HÌnh 1: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất
lao động của Việt Nam giai đoạn 2006-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...148
Powered by FlippingBook